0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG NGÀY NAY

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM” PPTX (Trang 30 -35 )

NGÀY NAY

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Từ các phân tích nêu trên cho ta thấy được vai trò quan trọng của công tác tuyển dụng đối với các tổ chức. Một tổ chức luôn thực hiện thành công các đợt tuyển dụng sẽ nâng cao được uy tín và vị thế cạnh tranh, đưa tổ chức phát triển ổn định. Tuyển dụng thành công đảm bảo cho doanh nghiệp có một đội ngũ lao động phù hợp, tạo ra một sức mạnh giúp doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong quá trình hoạt động. Ngược lại tuyển dụng không thành công sẽ làm cho doanh nghiệp không thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh vì kế hoạch về lao động không được đảm bảo, đồng thời doanh nghiệp sẽ phải tốn kém rất nhiều chi phí và giảm hiệu quả của các hoạt động khác như đánh giá sự thực hiện công việc, thù lao đãi ngộ v.v...

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tuyển chọn được những nhân viên phù hợp theo đúng tính chất công việc yêu cầu, công việc đó đòi hỏi các doanh nghiệp mà cụ thể là các nhà quản trị phải có phương pháp tuyển dụng đúng đắn, cụ thể và mang tính khách quan. Mặt bằng lao động hiện nay rất sôi động, các doanh nghiệp cần tuyển chọn chính xác ứng cử viên cho công ty, doanh nghiệp có thể có nhiều nguồn tuyển chọn mà chủ yếu là bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, ở mỗi nguồn tuyển dụng đó ta lại thấy có những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục, đó là vấn đề mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm xem xét. Không những thế trong quá trình phân tích ở trên ta nhìn nhận một sự thật rằng các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đã tác động vào công tác tuyển dụng một phần không ít. Chúng có thể chi phối hoạt động tuyển dụng ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Các tác động đó có lức là tích cực nhưng cũng có lúc là tiêu đối với khâu tuyển dụng của tổ chức. Từ những cơ sở đã hình thành và tác động lên các doanh nghiệp hiện nay cần có những biện pháp cụ thể nhằm phát huy những điểm mạnh , tính tích cực trong công tác tuyển dụng. Không những thế về phía người dự tuyển cũng chịu sức ép lớn cả về tâm lý lẫn cạnh tranh trong tuyển dụng. Vậy việc làm cấp thiết hiện nay là cần tìm ra các giải pháp cụ thể cho cả doanh nghiệp và các ứng

viên dự tuyển để quá trình tuyển dụng được nâng cao hơn, chất lượng hơn và khách quan hơn.

3.2. Đối với các doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh doanh hiện đại, sự cạnh tranh gay gắt cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đòi hỏi mỗi công ty phải tìm cách để duy trì hoạt động kinh doanh đổi mới một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Muốn có sản phẩm chất lượng mẫu mã đẹp, được khách hàng chấp nhận, sản phẩm ngày càng có vị thế trên thị trường, thì không chỉ phụ thuộc vào máy móc thiết bị mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ của đội ngũ lao động. Chính vì thế mà xây dựng đội ngũ nhân viên có chất lượng là chiến lược đi đầu quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì thế, công tác tuyển dụng nguồn nhân lực thực sự đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển lâu dài và quan trọng của doanh nghiệp. Để tuyển dụng thành công doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Thiết lập chính sách tuyển dụng phù hợp với tình hình mới, để có đội ngũ lao động có trình độ, phù hợp với yêu cầu công việc.

Cụ thể là tiến hành công tác lập kế hoạch tuyển dụng, phân tích công việc, sau đó thực hiện quy hoạch và tuyển chọn lao động cho sự thiếu hụt về số lượng mà phải tuyển chọn, thu hút lao động có chất lượng cao, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm, cả về số lượng, chất lượng và ngân sách cho công tác tuyển dụng.

Thứ hai: Giảm thiểu các sai lầm cơ bản trong quá trình tuyển dụng, từ tuyển chọn, thu thập thông tin tới quá trình phỏng vấn

• Tuyển chọn: Không nên tin cậy vào một hoặc hai phương thức tuyển dụng để phát hiện ra ứng viên tài năng. Để tuyển được ứng viên ưng ý, nên sử dụng nhiều cách thức khác nhau, ví dụ tiến cử nhân viên có uy tín trong công ty, thông báo tuyển dụng, thuê công ty chuyên làm dịch vụ tuyển dụng, hoặc hợp tác với chuyên viên giỏi.

• Tìm kiếm thông tin: Khoa học kỹ thuật phát triển đã tạo nên một cuộc cách mạng thông tin và việc truy cập vào các kho thông tin, trong đó sử dụng nguồn tin Internet để đưa ra quyết định là một việc làm cần thiết.

• Quá trình phỏng vấn: Một điều rất quan trọng là các buổi phỏng vấn phải được chuẩn bị kỹ từ trước.

Có ý kiến cho rằng nên mời càng nhiều phòng ban có liên quan tham gia vào buổi phỏng vấn càng tốt. Thế nhưng điều đó lại khiến buổi phỏng vấn không thành công như mong đợi vì không có thời gian đào sâu, tìm hiểu rõ những kỹ năng của ứng viên, tạo nhiều áp lực cho ứng viên. Một điểm nữa cần chú ý là phải có biên bản các cuộc phỏng vấn và cần có sự xem xét, phân tích thấu đáo biên bản để làm cơ sở cho các quyết định sau này.

Thứ ba: Vận dụng tốt phương pháp xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Sử dụng các phương pháp quan sát, thu thập thông tin về một công việc cần phân tích như tên công việc, tên chức danh công việc, mối quan hệ trong quá trình thực hiện công việc. Cùng với những thông tin này ta kết hợp với những dữ liệu thu thập được từ việc đọc tài liệu liện quan như: Bản phân công chức năng, qui trình công việc, qui chế thực hiên công việc. Từ đó ta sẽ tổng hợp và xây dựng được bản mô tả công việc. Sau khi xây dựng được bản mô tả công việc ta sẽ dựa vào bản này và kết hợp với việc tham khảo ý kiến cán bộ thực hiện công việc, cán bộ lãnh đạo. Rồi từ đó xây dựng bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Thực chất của phân tích công việc để trả lời cho những câu hỏi sau: - Nhân viên thực hiện những công tác gì?

- Khi nào công việc được hoàn tất? - Công việc được thực hiện ở đâu? - Công nhân làm việc đó như thế nào?

- Để thực hiện công việc đó cần những tiêu chuẩn, trình độ nào?

Việc trả lời chính xác các câu hỏi trên có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tuyển dụng lao động và quyết định sự thành công trong quá trình sử dụng lao động.

Thứ tư: Phương pháp tuyển mộ, tuyển chọn phải được thực hiện một cách khoa học.

Trong quá trình tuyển dụng nên sử dụng các phương pháp khoa học tiên tiến đảm bảo tuyển chọn được những người đáp ứng yêu cầu công việc, đánh giá

đúng khả năng của người lao động nhằm đạt được thành công trong tuyển dụng.

3.3. Đối với các ứng viên tuyển dụng

Các ứng viên nên chủ động tìm kiếm thay vì bị động ngồi một chỗ và chờ mọi thứ xảy ra. Thời gian là chìa khóa đối với bất cứ một công việc nào. Vì thế, bạn hãy làm mọi thứ xảy ra theo ý của mình. Chủ động và chuyên nghiệp, bạn sẽ có được thành công.

Các cách thức để các ứng viên tham gia tuyển dụng sẽ được tuyển dụng nhanh hơn:

• Thứ nhất: Cung cấp các thông tin chi tiết và những gì bạn tham khảo được

- Cung cấp tất cả các thông tin mà người tuyển dụng yêu cầu

- Biết được tại sao các ứng viên trước bị loại và chuẩn bị trước các câu trả lời cho các câu hỏi mà các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong buổi phỏng vấn.

- Bạn nên đưa ra từ 3 đến 5 người tham khảo đánh giá năng lực và kinh nghiệm của bạn.

- Bất cứ khi nào có thể, hãy đưa ra thông tin về sếp trước của bạn, những đồng nghiệp và kể cả cấp dưới để giúp nhà tuyển dụng có một bức tranh hoàn hảo nhất về khả năng của bạn trong công việc định xin tuyển.

Thứ hai: Tạo cho mình một thái độ tốt nhất.

- Luôn có thái độ tích cực trong mọi cuộc phỏng vấn. Không có một vị trí nào cho phép bạn thể hiện thái độ tiêu cực nơi công sở. Một khi bạn thể hiện thái độ không hợp tác hay bất mãn ngay trong buổi phỏng vấn, chắc chắn, bạn sẽ bị loại.

- Thái độ tích cực và chủ động của bạn cũng nên được duy trì và thể hiện sự nhiệt tình của bạn khi kết thúc buổi phỏng vấn. Chẳng hạn: "Tôi rất quan tâm đến vị trí công việc này. Tôi muốn biết công việc của tôi sau buổi phỏng vấn này là gì?”

Thứ 3: Nghiên cứu thông tin công ty và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn - Những thông tin đầy đủ, chính xác là yếu tố hàng đầu khi bạn muốn xin tuyển vào một công ty nào đó. Nhớ rằng không có gì gây ấn tượng mạnh hơn là việc bạn quan tâm đến sản phẩm, con người, mực tiêu và tầm nhìn của công ty.

vấn.

- Hãy đặt ra các câu hỏi mà bạn còn thắc mắc trước khi chấp nhận yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Luôn sẵn sàng trong mọi cuộc phỏng vấn

Thứ 4: Thể hiện sự nhanh chóng và chuyên nghiệp

- Bạn cần thể hiện sự quan tâm của mình đến công việc bằng cách: ngay khi có thể, hãy gửi một lá thư cảm ơn và email chuyên nghiệp tới người đã phỏng vấn bạn.

- Trong những ngày kế tiếp, bạn cũng nên thỉnh thoảng gửi email để nhắc nhở họ nhớ đến bạn và thể hiện sự nhiệt tình, thái độ tích cực, sẵn sàng cho một công việc mới.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM” PPTX (Trang 30 -35 )

×