Nhóm các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng nhân sự ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” pptx (Trang 25 - 28)

a) Uy tín của doanh nghiệp

Đối với tổ chức càng có uy tín thì càng dễ thu hút lao động. Người lao động khi đi xin việc thì họ luôn mong đợi xin vào làm việc tại các doanh nghiệp có uy tín, có truyền thống lâu năm.

Hàng năm, một số lượng lao động lớn đổ dồn về các công ty lớn là có thương hiệu nổi tiếng thuộc các lĩnh vực cụ thể như: nước giải khát, bưu chính viễn thông, mỹ phẩm, hệ thống các ngân hàng, các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng lớn nguồn lao động này là nguồn tuyển dụng dồi dào cho các doanh nghiệp trong nước đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp không chỉ về chất lượng nguồn nhân lực mà còn các yếu tố khác như vấn đề tài chính, thời gian, môi trường...

Một thực tế hiện nay các tổng công ty lớn (vinaphone, mobifone, viettel...), hệ thống ngân hàng tài chính (ACB, Vietcombank,...), các doanh nghiệp đầu ngành là những nơi thu hút lao động.

b) Tính chất, đặc điểm công việc của doanh nghiệp.

Nhân viên được tuyển dụng sẽ cần các kỹ năng, trình độ khác nhau để đáp ứng được các nhu cầu công việc khác nhau. Xác định rõ được điều này sẽ giúp nhà quản trị phân vùng và hướng tới các ứng viên phù hợp, tránh được việc phải xem xét quá nhiều những trường hợp, những ứng viên không phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

c) Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Đây là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động tuyển dụng vì khi tổ chức được một chương trình tuyển dụng rất tốn kém về chi phí. Có những trường hợp, do khả năng tài chính của doanh nghiệp quá eo hẹp nên các nhà quản trị không có điều kiện để sàn lọc tất cả các ứng viên để tìm được những nhân viên thích hợp nhất. Kết quả là họ phải chấp nhận các phương pháp tuyển dụng tắt (bỏ một số bước) hoặc trong một phạm vi hẹp để phù hợp với khả năng tài chính. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng của các nhân viên được chọn có thể không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công việc.

d) Các chính sách về nguồn nhân lực

Các chính sách về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động. Người lao động ở bất kỳ tổ chức cũng rất quan tâm đến

chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động vì vậy nếu các chính sách này phù hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động. Còn người lao động cũng tin tưởng và trung thành hơn với doanh nghiệp, tăng hiệu quả lao động.

Một ví dụ thực tế tại Hưng Yên cho thấy mặc dù đã có chính sách cứ 100m2 đất bị “mất” sẽ được nhận một lao động. Song hầu như ở mọi địa bàn trong tỉnh, tỷ lệ này không bao giờ đạt được. Ở những khu công nghiệp, khu chế xuất việc sử dụng thiết bị máy móc mới là một điều tất yếu. Vì vậy, dù có thiện chí với địa phương đến đâu thì các doanh nghiệp cũng không thể sử dụng những lao động không biết làm gì với hệ thống thiết bị của họ.

Trong thực tiễn này nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách tuyển dụng ban đầu thì doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều kinh phí cho đào tạo đội ngũ lao động mới. Nếu doanh nghiệp chỉ tuyển dụng một số người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc thì lại mâu thuẫn với lợi ích của những người khác. Vậy chính sách tuyển dụng mà phù hợp với thực tiễn thì sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động tuyển dụng, đồng thời chính sách đó cũng chỉ cho doanh nghiệp biết đối tượng lao động nào được tuyển nhằm tiết kiệm chi phí đào tạo.

e) Một số yếu tố khác

Các yếu tố như văn hóa doanh nghiệp, phong cách người lãnh đạo, điều kiện làm việc. Người lao động luôn mong muốn được làm việc trong môi trường có sự gắn kết chặt chẽ các thành viên, có đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện công việc, được khuyến khích sáng tạo và được các thành viên trong môi trướng đó giúp đỡ… Khi các điều kiện trên là hợp lý thì đều thu hút được người lao động đến và làm việc lâu dài với tổ chức. Các doanh nghiệp hiện nay đã và đang từng bước xây dựng nền văn hóa lành mạnh cho doanh nghiệp mình, để từ đó không chỉ thu hút các ứng viên đến tham gia tuyển dụng mà còn là một nét đặc trưng riêng có của mỗi tổ chức trong công cuộc chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến điều kiện làm việc của từng nhân viên trong tổ chức, phải tạo một môi trường làm viêc năng động sáng tạo, tạo hứng thú trong công việc nhằm khẳng định chất lượng nguồn nhân lực đồng thời cũng là để thu hút các nguồn lực có năng lực phù hợp với đơn vị.

Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh

nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự với công tác tuyển dụng là trọng tâm.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng nhân sự ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” pptx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w