Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hàn Việt (Hanvico) trong thời kỳ hội nhập WTO pdf (Trang 73 - 80)

1 3 Đặc điểm qui trình công nghệ và sản xuất sản phẩm của công ty

2.4.1.2 Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng

Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý nhằm cổ vũ cạnh tranh giữa các nhà cung ứng với nhau, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng chống lại tình trạng độc quyền.

Nói tới thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người cung cấp. Thông thường, trong các nền kinh tế thị trường, tình hình sẽ trở nên nan giải khi một ngành công nghiệp bị chi phối bởi một số rất ít các công ty lớn. Các công ty này có thể cấu kết với nhau thành một tập đoàn hùng mạnh, áp đảo thị trường với mức giá cao, nhằm thu nhiều lợi nhuận, đồng thời khống chế việc thâm nhập vào thị trường của các công ty nhỏ hơn đang cạnh tranh với họ. Nhà nước cần có hệ thống luật chống độc quyền để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.

2.4.2.Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và các qui định về

chuyển giao công nghệ theo hướng đơn giản hoá về thủ tục, tạo điều kiện

thuận lợi cho công ty đổi mới công nghệ sản xuất

2.4.2.1.Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện về chính sách tài chính và tiền tệ

Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra điều kiện kinh tế để thị trường tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.

Nhà nước cần tạo ra thị trường tiền tệ ổn định, được chấp nhận rộng rãi, có khả năng loại bỏ hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và đồng thời có khả năng duy trì giá trị tiền tệ thông qua các chính sách hạn chế lạm phát. Lạm phát ở Việt Nam là một trong những vấn đề đáng lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài, khi đồng vốn của họ bỏ vào một thời gian sau bị giảm đáng kể do lạm phát đã làm thiệt hại rất nhiều cho các nhà đầu tư nước ngoài đó là một rào cản khi họ đầu tư tại Việt Nam.

Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của ngân sách nhà nước nhằm điều tiết nền kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Đây là một trong những yếu tố thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách tiền tệ được điều hành độc lập với chính sách tài chính, chính sách tiền tệ điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền tệ.

Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như công ty để nhập khẩu dây chuyền công nghệ thiết bị bằng sự ưu đãi tín dụng là một biện pháp tương đối hữu hiệu.

Đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài, giảm các thủ tục hành chính cồng kềnh cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những ưu điểm, lợi thế. Tận dụng đầu tư cơ sở hạ tầng vào một số vùng trọng điểm cần định hướng đầu tư.

Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư cụ thể hoá.

Hoàn thiện trung tâm thông tin tư vấn xúc tiến đầu tư giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cũng như doanh nghiệp trong nước.

2.4.2.3.Ban hành chính sách ưu đãi phù hợp

Nguồn tài chính đối với mọi công ty luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu, là nội lực giúp công ty vượt qua lúc khung hoảng, là nguồn giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp công ty giải quyết được vấn đề tài chính. Những chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài là một trong những động lực thu hút đầu tư.

Một số biện pháp kiến nghị:

Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định của công ty.

Nhà đầu tư được quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất.

Nâng cao và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

2.4.2.4.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh

nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Cần có những chính sách hỗ trợ, giup các công ty quảng bá hình ảnh thương hiệu trên thế giới, nhanh chóng thành lập và đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 14000, ISO 14001, SA 8000…

Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan tổ chức ở nước ngoài để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường, dự báo thi thị trường, định hướng mở rộng cho công ty nhằm nâng cao khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài, tăng cường các đoàn khảo sát đi tìm hiểu thị sát nhu cầu thị trường để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Nhà nước cũng cần nghiên cứu sản xuất các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất giúp công ty giảm được chi phí khi phải đi nhập khẩu nguyên liệu ở nước ngoài.

Ký kết các hiệp ước tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các công ty nước ngoài cũng như trong nước kinh doanh.

Kết luận

Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập WTO nền kinh tế thị trường, sự đóng

góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào nền kinh tế chung của cả nước ngày càng đóng vai trò quan trọng tăng khả năng tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng năng lực sản xuất đóng góp vào GDP cho nền kinh tế quốc dân. Muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố sống còn của mọi công ty. Đặc biệt, các công ty vừa và nhỏ ngày càng phát triển rất nhanh về số lượng vì vậy muốn tồn tại và phát triển bền vững thì nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh có thể coi là yếu tố hàng đầu.

Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tới năng suất chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, để đạt được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.

Công ty TNHH Hanvico cũng đã cố gắng, nỗ lực và không ngừng tìm và áp dụng những phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với thị trường Việt Nam và phù hợp với khả năng tài chính, các yếu tố của công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với những nỗ lực đó, công ty Hanvico bước đầu đã để lại những ấn tượng tốt đẹp với người tiêu dùng và được khẳng định bởi thị phần tương đối so với các đối thủ cạnh tranh, ngày nay công ty đang cố gắng để vươn mạnh mẽ ra thị trường thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng – “Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế”- Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội- 2005.

2. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền- “Giáo Trình Quản Trị Học”- Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải – 2006.

3. TS Bùi Văn Huyền – “ Kinh Tế Việt Nam Sau Một Năm Gia Nhập WTO” – Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia -2008.

4. Nguyễn Bá Ngọc –“WTO, Thuận lợi và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam”- Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội- 2005.

5. PGS.TS Nguyễn Thị Quy – “Lý thuyết lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Micheal Porter”- Tạp chí lý luận chính trị số 8/2005.

6. TS Lê Xuân Bá – “Doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập Kinh Tế Quốc Tế”- Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – 2006.

7. Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Hà- Kotobuki trong thời kỳ hội nhập WTO” – GVHD: Nguyễn Thị Hường – SV: Bùi Ngọc Hà.

8. Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm phân phối thời trang Winny trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.

9. Vũ Trọng Lâm (Chủ Biên)- “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 2006.

10. Tài Liệu của công ty Hanvico: phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng kế toán, phòng điều hành sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hàn Việt (Hanvico) trong thời kỳ hội nhập WTO pdf (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)