Van điều biến bướm ga

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH XƯỞNG (Trang 57 - 65)

- Ở bộ truyền bánh răng hành tinh sau do cần dẫn sau bị B3 cố định nên bánh răng bao của

2.3.2.7.Van điều biến bướm ga

Van này tạo ra áp suất điều biến bướm ga khi bướm ga của động cơ mở rộng. Điều này làm cho áp suất điều biến bướm ga tác dụng lên van điều áp sơ cấp do vậy làm thay đổi áp suất chuẩn gần đúng với sự thay đổi công suất phát ra của động cơ.

2.3.2.8.Van tín hiệu khóa biến mô

Van này cảm nhận áp suất ly tâm và xác định thời điểm khóa biến mô bằng việc điều khiển áp suất tác dụng lên van rơle khóa biến mô thông qua áp suất tín hiệu.

ở dưới một áp suất ly tâm nhất định, áp suất chuẩn từ ly hợp số truyền tăng (C0) được cấp đến lò xo van tín hiệu khóa biến mô và van tín hiệu khóa biến mô bị ấn xuống.

ở trên một áp suất ly tâm nhất định, van tín hiệu khóa bị ấn lên, và áp suất B0 từ van chuyển số 3-4 tác dụng lên phần dưới của van rơle.

Sự trễ trong khi khóa biến mô xảy ra do sự thay đổi diện tích (khi từ B đến B - A) ở đầu dưới, mà tiếp xúc với áp suất ly tâm của van tín hiệu, như trong trường hợp van chuyển số 2-3 và 3-4

2.3.2.9.Van rơle khóa biến mô

Van rơle khóa biến mô sẽ đảo ngược dòngdầu chảy qua bộ biến mô (ly hợp khóa biến mô) phụ thuộc vào áp suất tín hiệu từ van tín hiệu.

Khi áp suất tín hiệu tác dụng lên phần dưới của van rơle khóa biến mô, van này sẽ bị ấn xuống. Điều đó làm mở khoang phía sau của ly hợp khóa biến mô làm cho nó ăn khớp.

Nếu van áp suất tín hiệu bị cắt, van rơle khóa biến mô bị ấn xuống bằng áp suất chuẩn của van rơle. Điều đó làm mở khoang dầu đến phía trước của ly hợp khóa biến mô, làm cho nó nhả khớp.

Van điều khiển bộ tích năng làm giảm rung động khi vào số bằng cách giảm áp suất hồi của bộ tích năng cho ly hợp số truyền thẳng (C2) và bộ tích năng cho phanh số 2 (B2) khi góc mở của bướm ga là nhỏ.

Nếu góc mở bướm ga còn nhỏ,do mômen tạo của động cơ còn thấp nên cả áp suất hồi về bộ tích năng và do đó áp suất ban đầu dùng để hoạt động các phanh và ly hợp đều giảm xuống, ngăn chặn va đập mà nếu không sẽ xảy ra khi nối phanh và ly hợp.

Ngược lại, khi mômen tạo bởi động cơ lớn nếu góc mở của bướm ga lớn, áp suất hồi về bộ tích năng tăng lên, do đó ngăn sự trượt xảy ra khi ly hợp và phanh ăn khớp.

2.3.2.11.Bộ tích năng

Bộ tích năng có tác dụng giảm các chấn động khi chuyển số. Hộp số tự động có vi sai có 3 bộ ích năng: mỗi bộ cho ly hợp số tiến (C1), ly hợp số truyền thẳng (C2) và phanh số (B2), trong khi hộp số tự động khác có 4 bộ tích năng: mỗi bộ cho ly hợp số tiến (C1), ly hợp số truyền thẳng (C2) phanh số 2 (B2) và ly hợp số truyền tăng (C0). Các bộ tích năng cho C1, C2 và B2 được đặt trong vỏ hộp số trong khi bộ tích năng cho C0 được đặt trong vỏ hộp số trong khi bộ tích năng cho C0 được đặt trong vỏ bộ truyền tăng.

áp suất thủy lực điều khiển bộ tích năng luôn tác dụng lên phía áp suất hồi của pittông bộ tích năng C2 và B2 và áp suất này cùng với sức căng của lò xo ấn pittông đi xuống (A>B, C>D).

Khi áp suất chuẩn được cung cấp đến phía hoạt động, pittông bị ấn dần lên và va đập được giảm bớt khi áp suất dầu dần tăng lên.

Hoạt động của pittông C1 và C0

về cơ bản giống như đối với C2 và B2. Tuy nhiên, lực ấn pittông đi xuống được thực hiện chỉ bằng sức căng lò xo.

2.3.2.12.Van điều biến thấp

Van điều biến làm giảm áp suất chuẩn từ van điều khiển (áp suất điều biến thấp) để giảm va đập khi hộp số được chuyền đến dãy “L”. áp suất điều biến thấp ấn van chuyển số quán tính thấp xuống và tác dụng lên phanh số 1 và số lùi (B3) để giảm va đập. Nó làm cho áp suất điều biến thấp tác dụng lên van điều áp sơ cấp để tăng áp suất chuẩn. điều đó làm tăng mômen để ngăn không cho ly hợp và phanh bị trượt.

ở dãy “2” van này làm giảm áp suất chuẩn từ van chuyển số trung gian (áp suất điều biến số 2). áp suất điều biến số 2 tác dụng lên phanh dải số 2 (B1) qua van chuyển số 1-2 để giảm va đập khi vào số.

Van này điều khiển việc xả cưỡng bức của số truyền tăng. Khi không có áp suất chuẩn tại phần A (van điện từ số truyền tăng bật) hay khi có áp suất chuẩn tại phần B (van điều khiển được chuyển đến vị trí số “2”) van sẽ dịch chuyển sang bên phải. áp suất chuẩn tại 1 chảy qua 2 để tác dụng lên van chuyển số quán tính 3-4, ngăn không cho hộp số chuyển lên số truyền tăng.

Khi van dịch chuyển sang bên trái, có thể chuyển sang số chuyền tăng. Tuy nhiên, trong quá trình kick-down khi hộp số đang ở số truyền tăng, áp suất cắt giảm áp tại phần 3 sẽ tác động lên van chuyển số quán tính 3-4 và hộp số sẽ ra khỏi số truyền tăng.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH XƯỞNG (Trang 57 - 65)