Hoàn thiện các chế tài xử lý pháp luật:

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 63 - 65)

4. Nâng cao và hoàn thiện pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh:

4.2.Hoàn thiện các chế tài xử lý pháp luật:

- Chế tài hành chính:

Trên thực tế, các chế tài hành chính quy định mức phạt còn quá nhẹ, thường chỉ là cảnh cáo hoặc tạm đình chỉ hoạt động, nặng hơn thì phạt tiền, nhưng mức tiền phạt còn quá ít so với lợi nhuận thu được mà hậu quả gây ra lại vô cùng nghiêm trọng ví dụ như:

Vào ngày 03/08/2008, tại Đà Nẵng, UBND Thành phố đã ra quyết định cưỡng chế thi hành Quyết Định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ

môi trường đối với 5 Doanh nghiệp chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường. Đó là các đơn vị: Công ty cổ phần thủy sản thương mại Thuận Phước, công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Đẩu, công ty cổ phần Procimex, công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm D& N, công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung và công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thọ Quang. Các doanh nghiệp này đã bị xử phạt hành chính: yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên qua kiểm tra không có công ty nào chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ. Sau đó một thời gian mới áp dụng chế tài nặng hơn: khấu trừ 32 triệu đồng trong tài khoản tại ngân hàng của 2 công ty, cưỡng chế thi hành việc đình chỉ hoạt động sản xuất có nguồn nước gây ô nhiễm môi trường và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với cả năm doanh nghiệp. Một câu hỏi đặt ra : xử phạt như thế có là quá nhẹ ???

Do đó cần xử phạt mạnh tay hơn đối với những hành vi gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khi đã phát hiện những chủ thể vi phạm nhiều lần mà vẫn cố tình tái phạm thì áp dụng các tình tiết tăng nặng để tác dụng răn đe có hiệu quả.

Bên cạnh đó, để khắc phục hậu quả ô nhiễm thủy sinh, cơ quan có thẩm quyền cần ra những biện pháp cưỡng chế để buộc những tổ chức, cá nhân vi phạm nhanh chóng phục hồi lại nguồn thủy sinh.

- Chế tài hình sự:

Tại chương XVII của Bộ Luật Hình Sự 1999 quy định các tội phạm về môi trường chỉ có 10 điều ( từ điêu 182 đến điều 191). Mà xử phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân mà không áp dụng với pháp nhân, trong khi gây ô nhiễm nặng nhất lại là các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy cần phải bổ xung thêm và quy định cụ thể về chế tài hình sự đối với các pháp nhân vi phạm như: áp dụng chế tài hình sự đối với chủ

doanh nghiệp, người đứng đầu các tổ chức sản xuất – những người có trách nhiệm về những quyết định của mình mà gây ô nhiễm môi trường. Vì xét cho đến cùng thì chính những người đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm với những quyết định trái pháp luật của mình.

Để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường, các nhà khoa học cho rằng phải cụ thể hóa hơn nữa những quy định xử phạt doanh nghiệp vi phạm xử lý môi trường; áp dụng các biện pháp mạnh về kinh tế như đóng cửa, rút giấy phép kinh doanh những doanh nghiệp tái vi phạm xử lý môi trường; buộc các doanh nghiệp ngay từ khâu đầu tư phải có phương án thiết kế giải pháp bảo vệ môi trường; có chính sách khuyến khích mô hình sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường… và đặc biệt là phải phát huy vai trò của cảnh sát môi trường trong việc thanh tra và xử phạt. )

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 63 - 65)