Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về chức năng của các chủ thể một cách rõ ràng:

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 59 - 63)

4. Nâng cao và hoàn thiện pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh:

4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về chức năng của các chủ thể một cách rõ ràng:

thể một cách rõ ràng:

Cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Để có thể kiểm soát một cách có hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường thủy sinh thì chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm thống nhất, quy định rõ trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan đó: Chính phủ, UBND các cấp ; các cơ quan chuyên môn. Như vậy mới có thể phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gây ô nhiễm môi trường thủy sinh.

( Đó là ý kiến được nhiều nhà khoa học đề cập đến trong hội thảo khoa học bàn về giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày 20-8 tại TPHCM. Theo GS Hoàng Anh Tuấn, nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng môi trường càng cải thiện lại càng ô nhiễm là do biện pháp xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm môi trường chưa kiên quyết. Cụ thể như Luật Bảo vệ môi trường cho phép đình chỉ khâu sản xuất phát sinh ô nhiễm của doanh nghiệp bằng cách cắt điện hay đình chỉ hoạt động sản xuất nhưng lại vướng Luật Điện lực và Luật Kinh tế chưa có quy định cho vấn đề này; Cảnh sát môi trường có quyền khởi tố những doanh nghiệp tái vi phạm môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng mức độ nghiêm trọng như thế nào lại chưa được cụ thể hóa bằng quy định… Trách nhiệm của các cơ quan mặc dù được quy định nhưng lại chồng chéo, mang tính chất hình thức khiến cho khi có một vụ việc vi phạm xảy ra thì không một cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết.)

Hội thảo Quốc gia về Luật Bảo vệ môi trường ng ày 31/05/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã nêu lên kiến nghị “ Mạnh dạn phân cấp quản lý môi trường phải là ưu tiên hàng đầu ”

Tại Quảng Ninh, lần đầu tiên một Hội thảo Quốc gia về việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường được tổ chức kể từ khi Luật này có hiệu lực (1/7/2006). Đa số các ý kiến đều cho rằng để tháo gỡ tình hình yếu kém về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam, nên tiếp tục phân công rõ ràng, mạnh dạn phân cấp quản lý môi trường giữa các Bộ, ngành và địa phương. Đây là giải pháp thích hợp với tình hình và yêu cầu của công cuộc đổi mới cải cách hành chính hiện nay.

Cuộc Hội thảo do Bộ TN&MT tổ chức trong khuôn khổ hợp tác với Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Quỹ Hanss Seidel Foundation, có sự tham gia của các nhà tài trợ, cán bộ quản lý các đơn vị chức năng Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp, chuyên gia luật Thái Lan. Theo ghi nhận của các phóng viên, đa số các đại biểu tham dự đều quan tâm tới sự

tương hợp giữa Luật Bảo vệ môi trường với các Luật liên quan, đặc biệt là các giải pháp tháo gỡ tồn tại về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường.

+ Phân định rõ trách nhiệm

Có ý kiến bày tỏ sự lo ngại cách quy định về việc bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên trong các Luật tài nguyên không giống nhau. “Cùng là hành vi gây ô nhiễm đất nhưng mức phạt tiền cao nhất theo các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai là 30 triệu đồng (Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004), trong khi theo các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mức này là 70 triệu đồng (Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006)”, Tiến sĩ luật học Vũ Thu Hạnh, Bộ môn Luật Môi trường, Đại học Hà Nội nói: Mối lo ngại này cũng là dễ hiểu khi phần lớn các yếu tố môi trường như rừng, đất, nước, sinh vật không chỉ mang trong mình các giá trị sinh thái mà còn mang những giá trị kinh tế có thể mua bán, chuyển nhượng trong cơ chế thị trường nên giải quyết mối quan hệ giữa việc khai thác, sử dụng với việc bảo tồn, bảo vệ chúng trong các đạo luật khác nhau là điều không dễ. Mặt khác, các yếu tố lịch sử của quá trình hình thành và phát triển pháp luật, quá trình xuất hiện và tồn tại tổ chức bộ máy cũng làm cho mối quan hệ trên vừa bền chặt hơn song cũng phức tạp hơn.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) Trần Văn Khương cho rằng: Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ như Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản đã có sự tương thích phù hợp. Với các luật chuyên ngành khác như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Du lịch, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Giao thông đường thủy, Luật Hàng hải..., nhìn chung đã có sự thống nhất trong hoạt động bảo vệ môi trường, nhưng cũng cần phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường.

Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương chưa ổn định cũng là một tồn tại và thách thức chính. Cho đến nay, các đơn vị chuyên quản hoặc kiêm nhiệm như Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Cục Bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, biên chế và tổ chức.

Thực tế, các tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ, ngành Trung ương về cơ bản vẫn giữ nguyên hiện trạng như trước khi có Bộ TN&MT, nghĩa là vẫn theo hệ thống khoa học, công nghệ và môi trường mà chưa có được những thay đổi cần thiết. Các Sở TN&MT ở địa phương (riêng Hà Nội là Sở TN-MT và Nhà đất) tuy đã thành lập các đơn vị quản lý môi trường, nhưng chất lượng cán bộ quản lý là vấn đề bất cập.

+ Tiếp tục phân công rõ ràng...

Việc phân định trách nhiệm quản lý môi trường giữa các Bộ, ngành đang diễn ra trong quá trình soạn thảo các dự thảo Luật, hiện tại là dự thảo Luật Đa dạng sinh học. Việc phân định đó cũng đang được tiến hành mỗi khi nảy sinh vấn đề. Việc phân cấp quản lý môi trường, trước hết là trong khâu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thu phí nước thải... đã được triển khai.

Vấn đề đặt ra là cần rút kinh nghiệm từ thực tế phân công, phân cấp này để tiến hành mạnh mẽ hơn, liên tục hơn. Liên quan đến giải pháp “Xây dựng và ban hành quy định về bảo vệ môi trường cho từng loại đối tượng cụ thể”, đại diện nhóm tác giả “Đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan và đề xuất cơ chế phối hợp” cho rằng: Quy chế bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đang phát huy tác dụng. Việc xây dựng Quy chế bảo vệ môi trường nước lưu vực sông cũng đã góp phần để Thủ tướng Chính phủ quyết định giao việc quản lý lưu vực sông, trong đó có vấn đề môi trường, cho một cơ quan duy nhất là Bộ TN&MT, chấm dứt tình trạng tranh cãi kéo dài về vấn đề này.

Nghiên cứu xây dựng Diễn đàn các vấn đề pháp luật về môi trường được nhiều đại biểu xem là giải pháp tạo cơ hội, để các nhà quản lý, nghiên cứu, những người quan tâm tiếp cận các thông tin về pháp luật liên quan đến môi trường một cách tập trung, có hệ thống. Điều này hiện nay đang thiếu.

TS. Vũ Thu Hạnh cũng cho rằng Chính phủ cần giao Bộ TN&MT thống nhất quản lý Nhà nước đối với các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản và nguồn lợi thủy sinh và bảo tồn đa dạng sinh học để nâng cao tính thực thi và hiệu quả thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.

Tóm lại, các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật thực sự chưa phân định rõ về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường. Chính vì vậy cần tách bạch trách nhiệm và quyền hạn ở góc độ quản lý, bảo vệ và, giữa Trung ương và địa phương. góc độ khai thác, sử dụng giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp Trung ương với nhau

Để hạn chế tình trạng này, trước hết phải rà soát, đánh giá một cách đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về môi trường và các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Hai là, nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, tương thích với các văn bản pháp luật có liên quan. Ba là, chú trọng tới kỹ thuật và quy trình xây dựng, thẩm định các văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w