Xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 47 - 51)

2. 1 Công tác thanh tra về bảo vệ môi trường:

2.3.Xử lý vi phạm

Để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ ,tái tạo và phát triển nguồn thủy sinh nhà nước ta đã có các biện pháp xử lý đối với các tổ chức cá nhân không tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn thủy sinh.

* Các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc xử lý vi phạm đối với hành vi gây ô nhiễm đối với môi trường sống của loài thủy sinh. Cục Bảo vệ môi trường hạ quyết tâm áp dụng mức phạt cao nhất (500 triệu đồng) đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, sau khi UBTVQH thông qua việc nâng chế tài xử phạt lên mức này.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình - Phó cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, mức xử phạt 500 triệu đồng/cơ sở còn được áp dụng kèm theo các hình phạt khác, tùy mức độ vi phạm.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử phạt hành chính với các đơn vị vi phạm nghiêm trọng, gồm: KCN trên địa bàn Phú Thọ (hơn 184 triệu đồng), các cơ sở phá dỡ tàu của Hải Phòng (66 triệu đồng), các cơ sở thuộc các tỉnh/ thành phố khu vực sông Nhuệ - Đáy (480 triệu đồng). Tại Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo xử phạt 6 doanh nghiệp tại KCN

Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Âu thuyền Thọ Quang cũng đang bị nhiều doanh nghiệp trong KCN Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng gây ô nhiễm nghiêm trọng,ngày 30/5/2008, Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng cho hay, UBND TP Đà Nẵng vừa đồng ý báo cáo của Sở về kết quả kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp thải nước thải không đạt tiêu chuẩn VN, gây ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (thuộc khu vực âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà). Đồng thời yêu cầu sở này căn cứ Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ, dự thảo văn bản trình UBND TP phê duyệt xử lý vi phạm từng trường hợp cụ thể. Và Tại Thị xã Bạc Liêu, Xí nghiệp Chế biến xuất khẩu Bạc Liêu F78 thuộc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải ở phường 8, thị xã Bạc Liêu cũng bị phạt 28,5 triệu đồng vì xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường tự nhiên.

Cũng theo kết quả kiểm tra năm 2007, 17/173 cơ sở được kiểm tra không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (chiếm tỷ lệ 10%); 125/156 cơ sở không thực hiện đúng nội dung cam kết bảo vệ môi trường; 102/140 cơ sở phát sinh nước thải vượt tiêu chuẩn; 77 cơ sở phát sinh chất thải nguy hại nhưng không quản lý, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà nước, không lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.

Theo Cục Bảo vệ môi trường, sở dĩ nhiều cơ sở và cá nhân vi phạm, là do ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, chủ đầu tư các khu công nghiệp còn kém.

Thêm vào đó, công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường cả ở trung ương và địa phương không được tiến hành thường xuyên nên các DN không chịu đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường hoặc nếu có, chỉ để đối phó. * Mặc dù việc đánh bắt bằng phương tiện công cụ có tính không đảm bảo quy định và hủy diệt đã bị cấm từ nhiều năm qua, thế nhưng hiện nay vẫn còn không ít người cố tình vi phạm.

Cục Cảnh sát môi trường đã điều tra và xử lý một số trường hợp sai phạm nghiêm trọng. Vụ nhập hơn 3.500 container ắc quy chì và nhập tàu cũ về phá dỡ ở cảng Hải Phòng (Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu phải chấm dứt việc phá dỡ tàu cũ và ngừng nhập khẩu ắc quy chì). Thanh tra Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, từ ngày 16 – 19-22 Thanh tra sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bắt giữ 10 trường hợp đánh bắt thủy sản trái phép bằng xung điện tại xã Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Châu (huyện Hương Thủy). Theo phản ánh của người dân huyện Hương Thủy, từ khi nạn đánh bắt thủy sản bằng phương pháp xung điện xuất hiện, nguồn lợi thủy sản ven bờ đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Cũng trong vấn đề này tai Đồng Bằng Sông Cửu Long: Công tác kiểm

tra tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ, xung điện (tiến hành từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4/2007) trên địa bàn nhiều tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)… cho kết quả các phương thức đánh bắt thủy sản bừa bãi, theo hình thức “tận diệt” tại nhiều tuyến sông, kênh, rạch ở các tỉnh khu vực phía Nam còn hết sức phổ biến và khó kiểm soát. Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã lập 32 biên bản vi phạm hành chính, xử lý 29 vụ với số tiền là 39,8 triệu đồng. Ngoài ra đoàn còn tịch thu, buộc tiêu hủy 20 dinamo phát điện 8 kích điện, 3 lưới te, 3 cào điện. Điều hết sức nguy hiểm là một số đối tượng còn dùng cả xung điện và các thiết bị cấm trong hoạt động đánh bắt làm chết cả tôm, cá và các loài thủy sản khác chưa đến tuổi khai thác khiến

cho nguồn lợi này có nguy cơ bị “tận diệt” rất cao. Theo khảo sát của Đoàn kiểm tra, địa bàn “nóng” của tệ nạn này là khu vực ĐBSCL. Các đối tượng vi phạm chủ yếu là dân nghèo, sử dụng các phương tiện nhỏ, rẻ tiền phục vụ hoạt động đánh bắt. Khi bị phát hiện, truy bắt, người dân sẵn sàng vứt bỏ phương tiện. Với những tang vật thu được, cơ quan chức năng không thể truy tìm chủ nhân vì hầu hết phương

tiện đều không đăng ký hoạt động. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng cũng đã vận động được 18 trường hợp vi phạm tự giác giao nộp các phương tiện đánh bắt bị cấm sử dụng gồm 18 dinamo phát điện và hàng chục ngư cụ. Nhiều hộ dân đã ký cam kết không vi phạm, khắc phục hậu quả...

Ngay ở những nơi việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nghiêm ngặt như Nha Trang thì vẫn còn nhiều hiện tượng khai thác hủy hoại môi trường xảy ra như ở vịnh Vân Phong, Cam Ranh, đầm Nha Phu. Thanh tra thủy sản Thu giữ tang vật khai thác thủy sản trái phép

tỉnh Kiên Giang xử phạt 893 vụ vi phạm, trong đó có đến 628 vụ việc do loại tàu giã cào gây ra. Hàng loạt ngư dân ở Bình Thuận nhiều lần kêu cứu vì loại hình giã cào hủy hoại nguồn tôm cá và phá nát bất cứ thứ gì khi tàu giã cào đi qua, song tình trạng này vẫn như không có cách gì ngăn chặn. Tại các địa phương khác như Bà Rịa-Vũng Tàu những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh tình trạng ngư dân sử dụng phương tiện khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt như: chất độc, chất nổ, xung điện... làm cho nguồn tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt và có nguy cơ bị hủy diệt. Thời gian qua, Phòng Cảnh sát Giao thông đường Thủy (CSGTĐT) đã phối hợp với Thanh tra Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ đội Biên phòng, kiểm tra phát hiện 164 trường hợp dùng kích điện đánh bắt thủy hải sản, tịch thu 130 bình ắc qui, 147 bộ kích điện, 289 công cụ vi phạm và ra quyết định xử phạt hơn 180 triệu đồng. Phòng CSGTĐT cũng đã phát hiện 5 vụ mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất nổ, bắt giữ 8 đối tượng, tịch thu 407kg thuốc nổ, 720 kíp nổ, 3 mét dây cháy chậm…

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 47 - 51)