Khởi động hệ thống nước ngưng tụ và chân không

Một phần của tài liệu MÁY NÉN KHÍ LY TÂM 4 CẤP 20K – 1001 NÉN KHÍ CO2 TẠI XƯỞNG URÊ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ Mỹ (Trang 56 - 58)

- Mục đích của hệ thống cung cấp dầu đặc biệt : hệ thống này ứng

4.1.4Khởi động hệ thống nước ngưng tụ và chân không

PHẦN I V: QUY TRÌNH VẬN HÀNH 4.1 quy trình vận hành

4.1.4Khởi động hệ thống nước ngưng tụ và chân không

• Kiểm tra mức nước trong thiết bị ngưng tụ bằng kính quan sát LG.1901 (nếu mức thấp thì mở van bổ sung nước vào cho đủ mức qui định).

• Mở hết các van hút của bơm VT.5612A/B.

• Đưa vào chế độ làm việc các van nối với thiết bị đo, các van thải lỏng và xả khí, van nước bịt kín như đã nêu trong P&ID 780- 11602, đặc biệt phải mở các van VT.5672A/B trên đường cân bằng của bơm.

• Đưa các van LV.1014A/B vào chế độ làm việc tự động (Trong thời gian chạy thử nhà máy, nếu thấy nước ngưng tụ bẩn thì có thể thải ra ngoài bằng cách mở van VT.5659).

• Khởi động bơm nước ngưng tụ và đưa bơm dự phòng về chế độ tự động (AUTO).

• Cấp hơi nước bịt kín trước khi khởi động tuy-e hút không khí và giữ áp suất bằng 0.2 BarG (Không được cắt hơi bịt kín trước khi độ chân không trở về giá trị 0 – áp suất khí quyển).

• Đóng van không khí VT.5643R và VT.5644R và mở van không khí VT.5641R để khởi động bơm tuy-e và khởi động tuy-e khởi động bằng cách mở van VT.5639R.

• Chuyển từ tuy-e khởi động sang tuy-e chính. Khởi động tuy-e của thiết bị làm lạnh bổ sung và mở van không khí VT.5643R rồi khởi động tuy-e của thiết bị làm lạnh trung gian.

• Lưu ý mở các van thải nước ngưng tại tất cả các điểm được bố trí nằm giữa turbine và van một chiều trên đường hơi trích trung áp cũng như van ASV và đưa về thiết bị ngưng tụ.

• Chú ý: Các van này sẽ phải đóng hoàn toàn khi turbine đạt tới tốc độ điều khiển tối thiểu của van Govener và được mở khi dừng turbine.

4.1.5 Vận hành hệ thống khí bịt kín

* Kiểm tra trạng thái đóng mở của các van sau theo P&ID

 Bộ lọc khí bịt kín – dùng một bên.  Đường thải lỏng của bộ lọc – đóng.  Các van nối với thiết bị đo - mở.

 Các van chặn của các van điều khiển - mở.

 Các van đường gần của các van điều khiển – đóng.  Van điều tiết cấp khí bịt kín - mở.

• Cấp khí ngăn cách cho mỗi đầu của bộ bịt kín của từng phần máy nén và điều chỉnh áp suất cũng như lưu lượng bằng PCV.1869/1876 và các van điều tiết trên đường ống.

 Yêu cầu chung của khí bịt kín là nhiệt độ của khí phải cao hơn nhiệt độ điểm cấp đến khoảng 200C, khởi động hệ thống hơi nước bảo ôn đường ống.

 Thải nước ngưng và chất lỏng tại các điểm: Các điểm thải tại các điểm nối ống, điểm thải của bộ lọc khí và các điểm thải của các van điều khiển.

 Trước khi gia áp cho máy nén, cài đặt giá trị chênh áp cho khí bịt kín sơ cấp theo giá trị qui định và đưa các bộ điều khiển về chế độ làm việc tự động.

 Gia áp cho vỏ buồng máy nén.

 Thải lỏng tại điểm thải của buồng máy nén và các điểm thải tại các cửa hút.

 Khởi động máy nén (turbine) và khi máy nén đạt trạng thái vận hành bình thường thì kiểm tra và điều chỉnh các giá trị cài đặt sau:

 Kiểm tra độ chênh áp qua bộ lọc khí bịt kín: PDIT.1356/1360.

 Cài đặt giá trị lưu lượng khí bịt kín sơ cấp: Tại FI.1863/1864 cho phần thấp áp của máy nén. Tại FI.1870/1871 cho phần cao áp của máy nén.

 Kiểm tra lưu lượng rò rỉ sơ cấp: FIT.1367/1368 và FIT.1374/1375.

Một phần của tài liệu MÁY NÉN KHÍ LY TÂM 4 CẤP 20K – 1001 NÉN KHÍ CO2 TẠI XƯỞNG URÊ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ Mỹ (Trang 56 - 58)