3.5.1. Bộ phận sửa chữa khuôn.
Trong các phân x−ởng dập tấm của các nhà máy cơ khi chế tạo máy th−ờng có bộ phận sửa chữa khuôn, trong đó tiến hành bảo d−ỡng, tiểu tu và trung tu khuôn. Trong một số tr−ờng hợp tại đây có thể chế tạo đ−ợc các bộ khuôn đơn giản. Việc chế tạo khuôn mới và đại tu th−ờng đ−ợc thực hiện ở các phân x−ởng dụng cụ hay phân x−ởng chế tạo khuôn riêng biệt. Chỉ có ở các nhà máy nhỏ hoặc công nghiệp địa ph−ơng, hoặc hợp tác xã thì mới tiến hành mọi việc chế tạo, sửa chữa khuôn ngay trong phân x−ởng dập tấm.
Căn cứ vào khối l−ợng công việc ng−ời ta chia việc tu sửa khuôn ra làm 4 loại : - Bảo d−ỡng : bao gồm các công việc kiểm tra khuôn, siết lại các chi tiết kẹp chặt bị lỏng, lau dầu và mài lại các chi tiết công tác (chày, cối) bi mòn, bị cùn, thay các lò xo bị gẫy, các tấm đệm bằng cao su bị hỏng.
- 79 -
- Tiểu tu : cho phép thay thế 20% ữ 25% các chi tiết chính và phụ. Các chi tiết chính gồm cối, chày, tấm chặn, đế khuôn trên, d−ới, trục và bạc dẫn h−ớng. Các chi tiết phụ là các chi tiết còn lại nh− tấm gá cối, gá chày, lò xo, các chi tiết kẹp chặt,...
- Trung tu : đ−ợc phép thay thế 50% chi tiết, trong đó các chi tiết phụ chiếm quá bán.
- Đại tu : cho phép thay thế quá 50% chi tiết không kể chính phụ hoặc là thay thế 1 trong 2 đế khuôn.
Bộ phân tu sửa khuôn gồm các cung đoạn: chuẩn bị nguội, nhiệt luyện, lắp ráp và điều chỉnh, kiểm tra khuôn, có kho nguyên vật liệu và dụng cụ riêng. Kích th−ớc và công suất lao động của bộ phận tu sửa khuôn phụ thuộc vào số lần tu sửa khuôn trong một năm và công lao động của các lần tu sửa. Vì vậy muốn thiết kế đ−ợc bộ phận tu sửa ta phải thống kê lao động theo mẫu (tham khảo bảng thống kê lao động sửa chữa khuôn [2].
Số l−ợng trung tu, tiểu tu và đại tu đ−ợc xác định một cách gần đúng nh− sau : cứ hai lần bảo d−ỡng 1 lần tiểu tu, 4 lần bảo d−ỡng 1 lần trung tu, 6 ữ 8 lần bảo d−ỡng 1 lần đại tu.
Tổng số lần tu sửa của các loại khuôn đ−ợc xác đinh nh− sau :
- Khuôn cắt làm bằng vật liệu thép dụng cụ các bon có phần trụ của cối sắt 8mm là 20 lần bảo d−ỡng.
- Cũng khuôn đó làm bằng thép hợp kim dụng cụ: 25 lần.
- Khuôn uốn, lên vành, tóp khi dập thép ít cácbon có chiều dày ≤ 1mm :30 lần. - Khuôn dập vuốt, thành hình: 10 lần.
- Các loại khuôn khác: 12 ữ 15 lần. - Khuôn làm bằng chất dẻo: 5 ữ 10 lần.
Công lao động tiểu tu, trung tu, đại tu các loại khuôn có thể tham khảo trong (bảng 43 và 44, [2]).
- 80 -
Công lao động bảo d−ỡng nhỏ th−ờng của tiểu tu khoảng 1,2 ữ 1,5 lần. Đối với khuôn có cơ cấu cơ khí hoá, tự động hoá tăng hơn khuôn th−ờng là 25% hoặc 50% t−ơng ứng.
Muốn tìm hiểu xem nên đại tu khuôn hay chế tạo khuôn mới ta phải so sánh công lao động chế tạo khuôn mới với tổng số công tu sửa của một bộ khuôn. Nếu thấy còn tu sửa đ−ợc nh−ng không kinh tế bằng chế tạo khuôn mới thì nên thay thế, Mặt khác, có khi cần phải tính công lao động chế tạo một số khuôn đơn giản trong bộ phận tu sửa khuôn của phân x−ởng dập tấm thì ta cũng phải biết công lao động chế tạo mỗi bộ khuôn mới.
Theo kinh nghiệm thì công lao động chế tạo một bộ khuôn mới trong phân x−ởng chế tạo khuôn chuyên môn chiếm khoảng 15 ữ 20% tổng số công lao động của các đợt sửa chữa bộ khuôn đó.
Để tính đ−ợc số l−ợng thiết bị cho mỗi bộ phận sửa chữa ta cũng dùng những số liệu kinh nghiệm. Th−ờng thì trong100h công lao động tu sửa khuôn có 45h thợ nguội và 55h thợ máy.
Thành phần và số l−ợng thiết bị của bộ phận tu sửa khuôn đ−ợc tính toán và ghi theo mẫu. Trong tr−ờng hợp thiết kế lại thì cần ghi rõ số máy đã sẵn có trong phân x−ởng cũ.
Ng−ời ta phân thiết bị trong bộ phận tu sửa khuôn ra làm hai loại: chính và phụ. Trên các thiết bị chính có công nhân chuyên nghiệp sử dụng và trên thiết bị phụ có công nhân nguội và 20% đứng máy tuỳ theo công việc và thời gian cần thiết. Khi tính toán số l−ợng thiết bị cần l−u ý đến hệ số sử dụng chúng phải chọn cho hợp lý :
- Với thiết bị phụ chỉ lấy η = 0,5.
- Với thiết bị chính thì tuỳ thuộc vào số l−ợng máy nhiều hay ít mà chọn hệ số sử dụng hợp lý.
Cần l−u ý tổ chức khâu nhiệt luyện của bộ phận cho phù hợp theo các yêu cầu bên nhiệt luyện: bao gồm các lò và các bệ tôi, thiết bị đo độ cứng, v.v...
- 81 -
Thiết bị nâng chuyển của bộ phận cũng xác định nh− với các bộ phận khác, tức là căn cứ vào l−ợng vận chuyển cần thiết.
Số l−ợng công nhân của bộ phận đ−ợc xác định căn cứ vào số giờ công lao động cần thiết. Cần đảm bảo trên các thiết bị chính của bộ phận luôn luôn có công nhân làm việc. Số công nhân nguội xác định theo giờ công lao động và với thời gian thực tế của công nhân. Số l−ợng kĩ s− kĩ thuật khoảng 10%, công nhân phục vụ 2 ữ 3%, cần phục vụ vệ sinh từ 1 ữ 1,5% tổng số công nhân chính.
Diện tích bộ phận tu sửa đ−ợc xác định theo định mức diện tích cho mỗi đơn vị máy và tổng số máy của mỗi bộ phận theo bảng 45 [2] với số l−ợng thiết bị chính nhỏ hơn 25 và khuôn loại trung bình ta có định mức cho 1 đơn vị là 35m2. Phân bố diện tích trong bộ phận nh− sau: Đặt máy và kê bàn nguội 70%, nhiệt luyện và đ−ờng đi 12%. Kho dụng cụ 12% kho phôi liệu 6%.
Tiêu hao nguyên vật liệu hàng năm của bộ phận khoảng 10ữ15% tổng khối l−ợng khuôn tu sửa trong cả năm, trong đó gang chiếm 40ữ50%, thép kết cấu là 10-20%, thép dụng cụ và thép hợp kim 30ữ50%.
3.5.2. Bộ phận sửa chữa máy
Cũng nh− các loại thiết bị khác để đảm bảo cho máy làm việc bình th−ờng ta phải tu sửa, chế độ tu sửa cũng chia làm ba loại: sửa chữa giữa hai kỳ tu sửa định kỳ, tu sửa định kỳ và tu sủa ngoài kế hoạch.
- Bảo d−ỡng: công việc tiến hành th−ờng xuyên do công nhân sửa chữa máy đảm nhận gồm: kiểm tra, thay dầu, điều chỉnh v.v… đó là công việc sửa chữa giữ hai kỳ tu sửa định kỳ.
- Tu sửa định kỳ lại chia làm ba loại:
+ Tiểu tu: thay thế hoặc phục hồi một số ít chi tiết đã mòn, điều chỉnh lại máy tại chỗ.
+ Trung tu: tháo một số bộ phận máy, thay và phục hồi các chi tiết đã mòn hoặc độ bền không đủ đến kỳ trung tu sau. điều chỉnh máy tại chỗ.
- 82 -
+ Đại tu: tháo rời máy, chữa lại toàn bộ các chi tiết cơ bản, thay thế toàn bộ các chi tiết đã mòn quá. đối với máy nhỏ và trung bình khi đại tu th−ờng phải tháo máy khỏi nền. máy thật lớn thì đại tu cũng tiến hành tại chỗ.
Tu sửa ngoài kế hoạch chỉ tiến hành khi máy có sự cố. Muốn tránh sự cố phải thực hiện đúng các quy định sử dụng máy và đặt kỳ tu sửa đúng mức. Các loại tu sửa nói trên đều do công nhân sửa chữa máy chuyên nghiệp thực hiện.
Nhiệm vụ của bộ phận sửa chữa máy của phân x−ởng dập tấm chỉ bao gồm bảo d−ỡng, tiểu tu và khi máy có sự cố nhỏ trong phạm vi hai loại tu sửa trên. Trung tu và đại tu là nhiệm vụ của phân x−ởng sửa chữa cơ điện của nhà máy. ở các nhà máy nhỏ thì toàn bộ các loại tu sửa đều do bộ phận tu sửa máy của phân x−ởng đảm nhiệm vì nhà máy nhỏ (công nghiệp địa ph−ơng) th−ờng không có phân x−ởng sửa chữa cơ điện riêng.
Khối l−ợng công việc của bộ phận tu sửa thiết bị và do đó công suất, diện tích của nó phụ thuộc vào số l−ợng thiết bị, độ phức tạp về sửa chữa của chúng và tình trạng cụ thể của thiết bị. độ phức tạp về sửa chữa thiết bị đặc tr−ng bởi các đơn vị sửa chữa đ−ợc viện tiêu chuẩn qui định. Trong đó phụ thuộc vào hệ số phụ tải của thiết bị sẽ quy định lịch tu sửa hàng năm và khối l−ợng công việc cho mỗi lần tu sửa, cho công việc bảo d−ỡng trong cả năm. Tuy nhiên việc tính toán chính xác này rất phức tạp và ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, khi ch−a biết rõ máy cụ thể thì không thể tính toán đ−ợc.
Số l−ợng thiết bị của bộ phận sửa chữa máy đ−ợc xác định bằng cách chia tổng giờ máy cần thiết để sửa chữa máy cho vốn thời gian thực tế của máy công cụ, có tính đến chế độ làm việc của bộ phận này (kể cả công chế tạo phụ tùng). Chú ý khi tính số l−ợng máy ta lấy hệ số sử dụng η = 0,9 ữ 0,95.
Khi thiết kế lại bộ phận tu sửa này cần l−u ý đến số thiết bị hiện có. Nếu vẫn còn sử dụng đ−ợc ta coi nh− thiết bị có sẵn chỉ cần mua thêm cho đủ. Nếu không sử dụng đ−ợc nữa có thể thay thế.
- 83 -
Nhân lực của bộ phận cũng đ−ợc tính toán theo giờ công cần thiết phải có để sửa chữa trong cả năm. tuy nhiên cũng phải tính cho phù hợp với số l−ợng thiết bị chính và số ca làm việc.
Diện tích bộ phận tu sửa máy đ−ợc tính toán phụ thuộc vào số l−ợng thíêt bị của bộ phận dựa theo định mức về diện tích của bộ phận này theo bảng 49 (quyển 2) ta chọn 22m2.
Khi sử dụng bảng 49,[2], cần phải l−u ý thêm đến các hệ số sau đây: Khi thiết kế phân x−ởng dập tấm cho các nhà máy cơ khí nặng thì phải nhân thêm hệ số k=1,1 vào chỉ tiêu diện tích của bộ phận tu sửa máy. Khi thiết kế cho nhà máy chế tạo thiết bị đo phải nhân thêm hệ số 0,8. Khi thiết kế cho nhà máy chế tạo đồng hồ phải nhân với hệ số 0,6. Trong số diện tích chung của bộ phận tu sửa máy đ−ợc tính trên bao gồm cả diện tích đặt máy và các diện tích phụ khác. Riêng các kho chứa phụ tùng chiếm khoảng 15ữ20% diện tích chung sẽ không nằm trong diện tích tính toán trên. Nếu có kho chứa phụ tùng thì sau khi tính đ−ợc diện tích chung ta phải cộng thêm 15ữ20% nữa. Nếu tổ chức tu sửa điện ngay trong bộ phận này thì nên tăng thêm 20% tổng diện tích. Nếu bao gồm cả bộ phận sửa chữa đ−ờng ống cần tăng thêm 50%. Tiêu hao nguyên vật liệu của bộ phận sửa chữa máy của phân x−ởng dập tấm (ví dụ cho công nghiệp chế tạo ô tô) khoảng 350ữ500 kg/năm cho mỗi đơn vị máy.
3.6. Diện tích phân x−ởng
3.6.1. Thành phần diện tích phân x−ởng và cách tính diện tích
Diện tích chung của phân x−ởng dập tấm đ−ợc chia làm 3 phần: Diện tích sản xuất, diện tích phục vụ sản xuất và diện tích sinh hoạt.
- Diện tích sản xuất gồm: Diện tích đặt thiết bị và chỗ làm việc không có thiết bị, đ−ờng đi trong các bộ phận sản xuất (đ−ờng đi chính không thuộc diện tích sản xuất). Chỗ làm việc của công nhân quanh máy, các kho trung gian, các kho khuôn riêng lẻ bên cạnh các máy.
- Diện tích phục vụ sản xuất gồm: Kho trung tâm của phân x−ởng, kho khuôn, kho dụng cụ, kho vật liệu chính và vật liệu phụ. Đ−ờng đi chính của phân x−ởng,
- 84 -
đ−ờng sắt vào x−ởng, các bộ phận sửa chữa máy, khuôn, điện, n−ớc v v.., và các kho tàng của chúng và các phòng thí nghiệm.
- Diện tích phục vụ sinh hoạt: Nhà ăn, trạm y tế, nhà vệ sinh, câu lạc bộ, các văn phòng.
Muốn tính đ−ợc diện tích phân x−ởng dập tấm ta phải dựa theo định mức diện tích cho mỗi đơn vị thiết bị chính, phụ thuộc vào cách tổ chức sản xuất và đặc điểm của sản phẩm.
Khi cần thiết kế cụ thể ta phải s−u tầm các định mức này riêng. Trong tài liệu này, ta chỉ có thể tham khảo định mức của lĩnh vực sản xuất ô tô, mô tô, máy kéo, vì chúng t−ơng đối phổ biến so với các dạng sản xuất khác (bảng 50 và 51,[2] ).
Sự phân bố tỉ lệ giữa các bộ phận diện tích sản xuất với diện tích phục vụ và thành phần các bộ phận dịch vụ sản xuất đ−ợc căn cứ theo bảng 52 và 53, [2]. Muốn xác định diện tích phục vụ sinh hoạt ta có thể định chỉ tiêu chung là 3,25m2 cho một cán bộ công nhân viên của phân x−ởng, trong đó bao gồm phòng thay quần áo cho nam nữ riêng trong đó bao gồm phòng thay quần áo và tắm cho công nhân nam riêng, nữ riêng, trong đó có thể trang bị tủ treo quần áo cho mỗi công nhân, phòng rửa mặt,chân tay cho công nhân viên gián tiếp, phòng ăn, phòng vệ sinh phụ nữ, phòng y tế cấp cứu, các văn phòng của phân x−ởng, câu lạc bộ.
3.6.2. Bố trí thiết bị trong phân x−ởng dập tấm
Thiết bị trong phân x−ởng dập tấm có thể đ−ợc đặt trên các nền móng riêng và có thể đ−ợc đặt trên các nền móng chung của toàn x−ởng. Đối với các máy ép cỡ lớn th−ờng phải làm móng riêng đ−ợc thiết kế tính toán cụ thể và chỉ dẫn trong các tài liệu h−ớng dẫn sử dụng và lắp đặt máy. Đối với các máy ép cỡ nhỏ và trung bình cũng có thể đ−ợc lắp đặt riêng nh− máy lớn nếu đặt trong các phân x−ởng nhỏ không cơ khí hoá hoặc tự động hoá và cũng có thể đ−ợc đặt chung trên các băng nền chung của cả x−ởng. Khi đặt máy trên băng nền ta dễ dàng thay đổi vị trí các máy, nhất là khi cần thay đổi quy trình công nghệ hay khi cần
- 85 -
thay đổi mặt hàng mới. Trong những năm gần đây ng−ời ta chú ý nhiều đến kiểu đặt máy trên băng nền để tạo ra tầng hầm rộng rãi, dễ cơ khí hoá, tự động hoá khâu thu hồi phế liệu. Khi có tầng hầm thì băng tải đ−ợc đặt d−ới mặt đất rất thuận tiện và có thể tiết kiệm đ−ợc diện tích mặt bằng. Khuôn lớn cũng có thể đ−ợc bảo quản ngay ở tầng hầm, bên cạnh máy, tiện lợi cho việc sử dụng, vận chuyển và bảo quản khuôn, lại tiết kiệm diện tích làm khuôn. Ngoài ra khi có tầng hầm ta cũng dễ dàng sử dụng các loại thiết bị có truyền động d−ới, có nhiều
−u việt so với các loại thiết bị truyền động trên.
Khi nghiên cứu bố trí băng nền phân x−ởng và khi bố trí thiết bị trên mặt bằng ta cần chú ý sao có thể tạo điều kiện cho sản xuất đạt năng suất cao nhất, tức là sản xuất theo dây chuyền. Sản xuất theo dây chuyền không những có lợi trong loạt sản xuất lớn (hàng khối hay hàng loạt lớn) mà ngay cả trong sản xuất hàng loạt nhỏ. Vì trong các phân x−ởng dập tấm, năng suất lao động các máy dập rất cao, nếu không tổ chức sản xuất theo dây chuyền thì đôi khi máy phải ngừng hoạt động do không thu hồi kịp bán sản phẩm hoặc không cung cấp kịp phôi (bán thành phẩm của nguyên công tr−ớc). Nếu làm các kho trung gian lớn để chứa đ−ợc nhiều bán thành phẩm thì sẽ tốn kém rất nhiều diện tích sản xuất (đặc biệt là các kích th−ớc chi tiết lớn). Khi không sản xuất theo dây chuyền thì l−ợng vận chuyển trong phân x−ởng cũng tăng lên rất nhiều.
Đối với các chi tiết lớn khi tổ chức sản xuất dây chuyền có thể chuyển phôi đến máy đầu dây chuyền, sau khi dập xong một nguyên công ta chuyển ngay sang dập trên máy thứ hai và cứ nh− vậy cho đến khi hoàn thiện. Đối với chi tiết nhỏ