Trong dung dịch, ngoài Zn2+ còn có H+ với nồng độ lớn mà lại có thế điện cực cao hơn kẽm. Nên ở cực âm có các quá trình phóng điện:
http://www.ebook.edu.vn 28 SVTH: TÔ HUỲNH THIÊN TỨ
Zn2+ + 2e = Zn (2.14)
Ở cực âm hydro sẽ phóng điện trước kẽm. Trong quá trình thuận nghịch ion Zn2+ không thể phóng điện cùng ion H+ và tiết ra kẽm được.
Nhưng trong quá trình không thuận nghịch (quá trình thực), vì có hiện tượng phân cực nên đã làm thay đổi điện thế phóng điện của các ion. Khi ta điện phân trong dung dịch kẽm sunfat trung tính hay acid, trị số quá thế của hydro ở cực âm rất lớn, còn của kẽm gần như bằng không. Vì vậy điện thế phóng điện của ion hydro bé hơn của kẽm rất nhiều nên ion kẽm ưu tiên tiết ra ở cực âm.
Để điện phân được kẽm một cách thuận lợi phải tìm mọi cách làm tăng quá thế hydro, nhằm làm chậm quá trình phóng điện của nó ở cực âm.
Ảnh hưởng của vật liệu làm điện cực, mật độ dòng điện và nhiệt độ đến quá thế của hydro
Mật độ dòng điện càng lớn, quá thế của hydro càng lớn.
Cấu tạo của bề mặt cực âm có ảnh hưởng tới quá thế của hydro. Mặt cực bằng phẳng, diện tích bé, mật độ dòng điện lớn nên quá thế lớn. Nhiệt độ dung dịch càng cao, quá thế của hydro càng bé.
Ảnh hưởng của chất keo
Keo có tác dụng làm tăng quá thế của hydro vì nó hấp phụ ion dương. Khi dùng keo quá giới hạn sẽ làm giảm quá thế của hydro. Lượng keo sử dụng khoảng 10 mg/l dung dịch.
Ảnh hưởng của hoạt độ ion hydro và nồng độ ion kẽm Zn2+
http://www.ebook.edu.vn 29 SVTH: TÔ HUỲNH THIÊN TỨ
Ảnh hưởng của tạp chất
Các kim loại có thế điện cực lớn hơn của kẽm sẽ phóng điện và tiết ra cùng kẽm. Vì sự xuất hiện của chúng làm giảm quá thế của hydro, do đó hydro dễ tiết ra.