Tác động đến môi trường do nước thả

Một phần của tài liệu Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000 m3/năm (Trang 45 - 49)

II Pha phối liệu và đổ khuôn

d) Tác động đến môi trường do nước thả

Nguồn phát sinh

- Nước thải sinh hoạt. - Nước mưa chảy tràn.

Đối tượng và quy mô tác động

- Đối tượng tác động: Môi trường đất, nước, không khí, công nhân xây dựng và người dân địa phương.

- Quy mô tác động: Khi chưa có biện pháp thu gom xử lý nước thải có thể được đổ chảy tràn trên bề mặt và ngấm xướng đất tác động đến nguồn nước ngầm.

Đánh giá tác động

Đối với nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào số lượng công nhân xây dựng và định mức nước sử dụng nước hàng ngày. Trong giai đoạn xây dựng, nước dùng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 150l/ ngày. Với lượng công nhân ước tính khoảng 50 người để đảm bảo tiến độ thi công của dự án. Như vậy lượng nước sinh hoạt của công nhân là :

150 x 50 =7500l/ ngày = 7,5 m3

Nước thải sinh hoạt thường chứa các loại vi khuẩn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng.. nếu không được thu gom và xử lý sẽ tác động làm ô nhiễm nguồn nước. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày) Tải lượng (Kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Cột B BDO5 45 - 54 2,25 – 2,7 300 - 360 50 TSS 70 – 145 3,5 – 7,25 467 - 967 100 NO3- 6 – 12 0,3 – 0,6 40 - 80 50 PO43- 0,6 – 4,5 0,03 – 0,225 4 - 30 10 amoniac 3,6 – 7,2 0,18 – 0,36 24 - 48 10

Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí – tập 1, Generva, 1993; QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B: áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Như vậy nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng qua tâm với hàm lượng của hầu hết các chất ô nhiễm đặc trưng đều tương đối cao, nếu không có hệ thống thu gom, xử lý, loại nước này sẽ gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường tự nhiên khu cực thực hiện dự án.

► Đối với nước mua chảy tràn

Trên cơ sở lý thuyết, lượng nước mưa chảy tràn ước tính tại khu vực xây dựng công trình của dự án như sau:

Q = ( F x W)/30 Trong đó:

- Q: Lượng nước mưa (m3/ Ngày đêm)

- F: Diện tích khu vực xây dựng công trình (m2 ). - W: Lượng mưa trung bình của tháng cao nhất.

Với tổng diện tích quy hoạch của dự án là 40.000m2 lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 1600mm. Lượng nước mưa chảy tràn cao nhất trên khu vực xây dựng công trình là:

40.000m2 x 1,6m/năm)/30 = 2133m3/ngày đêm

Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng công trường sẽ cuốn theo nhiều tạp chất, đặc biệt là dầu mỡ rơi vãi và bụi đất đá có thể ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của khu vực. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng quan tâm nếu không có các biện pháp quản lý, thu gom hiệu quả.

e) Tác động của chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng gồm: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng.

► Tác động của chất thải rắn sinh hoạt

Lượng chất thải này bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: rau , vỏ hoa quả, phân, giấy... nếu không được xử lý kịp thời , sẽ gây mùi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Đồng thời đây cũng là môi trường trung gian cho sự phát triển của các loài vi sinh vật và côn trùng gây bệnh.

Khối lượng chất thải sinh hoạt của 50 công nhân xây dựng thải ra hàng ngày( tính trung bình 0,5 kh/ người/ ngày) là:

50 người x 0,5 kg/ người/ ngày = 25 kg/ ngày

Bảng 3.9 Thành phần chất thải sinh hoạt

STT Thành phần chất thải Tỷ lệ (%) Khối lượng (kg/ngày)

1 Thực phẩm thừa, rác hữu cơ 50,1 75,15

2 Giấy Carton, gỗ... 4,2 6,3

3 Nilon, chất dẻo, cao su 5,5 8,25

4 Kim loại, vỏ hộp và bao bì 2,5 3,75

5 Các loại chất thải khác 35,9 53,85

Nguồn: Tổ chức y tế thế giới WHO

Lượng chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng của dự án không lớn song nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí, cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh. Khi rác thải vất bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn , các hợp chất hữu cơ phân hủy tạo thành các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong những ngày có mưa, nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống rãnh thoát nước trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước.

► Tác động của chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn xây dựng là vật liệu xây dựng như gạch vỡ, tấm lợp vỡ, xà gỗ, ván khuôn, vỏ bao xi măng, sắt thép vụn ( dự tính khoảng 1 % khối lượng xây dựng) . Khối lượng ước tính khoảng 600 tấn.

Khối lượng chất thải rắn này phụ thuộc vào quá trình thi công xây dựng và chế độ quản lý công trình. Các chất thải rắn này không bị thói rữa, không phát sinh mùi và có thể tái sử dụng. Mặc dù khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng là rất lớn (600 tấn) nhưng phần lớn các chất thải này đều tái sử dụng được như: Sắt, thép phế liệu, bao bì xi măng bán cho các cơ sở thu gom; gạch võ , vữa được tái sử dụng để san lấp mặt bằng, điều này hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của loại chất thải này đến môi trường khu vực. Như vậy tác động đến môi trường do chất thải rắn xây dựng là không đáng kể.

a) Gia tăng mật độ giao thông khu vực dự án

Các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị trong giai đoạn thi công xây dựng làm gia tăng mật độ giao thông tại khu vực, mặt khác dự án được xây dựng tại vị trí thực hiện dự án nằm trên tuyến đường Bắc Ninh – Hải Dương do vậy chủ dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu.

b) Tác động tới điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực dự án

- Tác động tích cực: Giai đoạn xây dựng dự án sẽ giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rỗi góp phần tăng thêm thu nhập tạm thời cho người lao động, phát triển một số dịch vụ phục vụ sinh hoạt của công nhân và xây dựng hạ tầng dự án.

- Tác động tiêu cực:

* Việc xây dựng nhà xưởng sẽ có tác động đến tài nguyên môi trường đang được con người sử dụng như vấn đề cung cấp nước, giao thông vân tải trong khu vực và tác động khác lên cuộc sống của dân cư quanh khu vực dự án.

* Trong quá trình thi công xây lắp sẽ tập trung đông người và ăn ở trong điều kiện lán trại. Việc tập trung một lượng lơn lao động đẻ thi công từ nơi khác đến sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương.

Do lượng công nhân làm việc trong giai đoạn xây dựng không lớn ( khoảng 100 người) nên mức độ tác động đến điều kiện tự kinh tế - xã hội của dự án là không lớn.

3.2. TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG3.2.1. Công đoạn định lượng, trộn, đổ khuôn và lưu hóa sơ bộ 3.2.1. Công đoạn định lượng, trộn, đổ khuôn và lưu hóa sơ bộ

Một phần của tài liệu Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000 m3/năm (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w