II Pha phối liệu và đổ khuôn
e) Cung cấp nước
Qua các tài liệu địa chất khu vực và tài liệu của 4 mũi khoan đến sát độ sâu lớn nhất 25m có thể nhận thấy các địa tầng có khả năng chứa nước ngầm phân bố không đều. Một số lỗ khoan còn không gặp tầng chứa nước nào ( Lỗ khoan DB1). Khu vực phân bố các địa tầng có khả năng chứa nước ở phía nam và phí đông khu công nghiệp. Đáng chú ý là tại vị trí lỗ khoan DB3 địa tầng phân bố lớp đất loại cát có bề dày khá lớn tổng cộng khoảng 14m có khả năng chứa nước ngầm. Ngoài ra , tại lỗ khoan H2 phía đông diện tích và một lỗ khoan phía nam điện tích cũng có gặp lớp cát có khả năng có nước. Tuy nhiên, độ sâu khảo
sát chỉ 5m nên chưa đánh giá được cụ thể. Đá gốc trong khu vực là bột kết, sét kết khả năng chứa nước rất kém.
Dọc ranh giới phía nam diện tích có kênh thủy lợi khá lớn chứa nước mặt, ngoài ra còn một số mương dẫn nước tưới tiêu nội đồng. Các lỗ khoan địa chất đa phần bị ảnh hưởng của nước mặt và ngấm từ trên xuống , mực nước trong hố khoan cách bề mặt tại khoảng 1,2 – 1,5m .
Về nguồn nước cấp, khu công nghiệp Quế Võ II sẽ xây dựng một nhà máy nước công suất 20.000m3 / ngày đêm để cung cấp cho các đơn vị trong khu công nghiệp.
Như vậy. nước cấp cho sản xuất của nhà máy sẽ được lấy từ nhà máy nước của khu công nghiệp công suất 20.000m3/ ngày đêm và có thể từ nguồn nước mặt sẵn có.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án xây dựng “nhà máy gạch bê tông khí chưng áp” của công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP nằm tại khu công nghiệp Quế Võ II. huyện Quế Võ, tỉnh Bác Ninh.
Quá trình đánh giá tác động môi trường bao gồm hai phần: - Phần 1: Giai đoạn thi công xây dựng nhà máy;
- Phần 2: Giai đoạn dự án chính thức đi vào hoạt động.
Mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực.
Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường của dự án là việc làm cần thiết để xác định mức độ ảnh hưởng, đưa ra các biện pháp khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực.
Các tác động tới môi trường của dự án dựa trên các xem xét, phân tích, đánh giá về đặc điểm công nghệ, vị trí của dự án và các điều kiện về môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án.
Quá trình đánh giá tác động môi trường được thực hiện dựa theo các văn bản sau: - Luật bảo vệ môi trường ban hành theo Lệnh số 29/2005/L/CTN của Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/12/2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về việc qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường,
Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Nội dung chi tiết của việc đánh giá tác động môi trường cho dự án “ Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp” của công ty cổ phần vật tư và thiết bị xây dựng ANCORP được trình bày dưới đây:
3.1. DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG XÂY DỰNG
Trong thời kỳ đầu của dự án các công tác san lấp mặt bằng, đào móng, làm đường, xây lắp các hạng mục công trình sẽ có các nguồn gây ô nhiễm :
- Các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lắp đặt thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm chính là bụi lơ lửng, bụi lắng phát sinh từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng và đất cát, vật liêu rơi vãi trong quá trình thi công.
- Nhiệt và khí thải của các thiết bị thi công và phương tiện vận tải có động cơ ra vào công trường, tuy nhiên do đây là dự án có số lượng phương tiện làm việc trong khu công nghiệp hầu như không nhiều, không thường xuyên nên hoạt động của các phương tiện, thiết bị này gần như không gây ảnh hưởng lớn đến không khí khu vực.
- Nước thải của quá trình thi công và nước thải sinh hoạt.
- Nguồn nước thải do thi công và sinh hoạt hàng ngày phát sinh.
Tuy nhiên thời gian thi công, xây lắp các hạng mục công trình không dài, chỉ kéo dài trong 5 tháng.
3.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải
Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, các hoạt động của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường thụ nhiên do phát sinh lượng chất thải, các hoạt động và nguồn phát sinh chất thải chính như sau:
- San ủi, tôn nền bổ sung ( Khu vực thực hiện dự án đã được đổ nền cát). - Tập kết thiết bị, máy móc và công nhân xây dựng.
- Xây dựng các hạng mục công trình: nhà sản xuất chính, nhà phối trộn, hầm dưỡng hộ, văn phòng, trường học, nhà ăn, nhà để xe và các công trình phụ trợ: trạm biến áp, hệ thống cấp điện, cấp nước...
Các hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến khu vực dự án khác nhau. Loại chất thải và nguồn thải phát sinh từ các hoạt động của dự án được tổng hợp qua bảng sau:
TT Các hoạt động Phương tiện yếu tố tác động đến môi trường Mức độ, quy mô tác động 1 Đổ đất, san nền và gia công móng - Xe tải chở đất - Búa đóng cọc - Tiếng ồn - Bụi - Khí CO, SO2, NO2, VOC - Dầu mỡ - Đất rơi vãi Mức độ tác động nhẹ: do diện tích cần san nền không lớn 40.000m2 thuộc phạm vi công ty, khoảng cách trở đất đến san nền ngắn. 2 Tập kết vật liệu: gạch, xi măng, đá, sỏi - Xe tải chở vật liệu - Nhân công bốc dỡ, xúc, vận chuyển - Tiếng ồn - Bụi - Khí thải CO, SO2, NO2, VOC - Dầu mỡ - Đất rơi vãi Mức độ tác động nhẹ: Do khối lượng phải xây dựng không đáng kể, xe trở vật liệu không phải trở liên tục trong ngày.
3 Thi công xây dựng - Máy cắt - Máy hàn - Máy trộn bê tông - Tiếng ồn của máy trộn bê tông - Bụi - Khí thải CO, SO2, NO2 - Dầu mỡ - Nước thải - Chất thải rắn Mức độ tác động trung bình: Các thiết bị sử dụng trong một thời gian ngắn , không liên tục. Chất thải rắn được thu gom, tái chế, sử dụng làm nhiên liệu đốt, gạch vụn được thu gom, chuyển cho xe rác
4 Sinh hoạt của công nhân
Công nhân tham gia thi công
- Nước thải - Chất thải rắn
từ khu vệ sinh, nấu ăn
Mức độ tác động trung bình:
công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sin hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN 14: 2008
Nguồn: công ty TNHH Môi trường và công nghệ Xanh Việt