4. Nâng cao và hoàn thiện pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh:
4.3 Hoàn thiện văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường:
Còn nhiều bất cập trong Hệ thống văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, Việt Nam đã ban hành khoảng 300 văn bản pháp luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này còn chưa chặt chẽ, thiếu nhiều quy định quan trọng, nhiều tội danh "lọt lưới" pháp luật. Do vậy, trong bối cảnh môi trường nước ta đang xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống văn bản này cần phải được xem xét, bổ sung và sửa đổi.
Như phần thực trạng đã nêu : Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với khoảng 300 văn bản là khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng, mang tính chung chung, cụ thể. Ví dụ như: thuế
bảo vệ môi trường; kiểm toán môi trường; quy định chi tiết chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hóa bảo vệ môi
trường... Chưa có quy định đặc thù về nguyên tắc bồi thường trong lĩnh vực môi trường.
Bộ luật Hình sự với 15 tội danh trong 10 điều luật thuộc chương XVII về tội phạm môi trường, đến nay, cũng mới chỉ có 2 tội danh bị truy tố là tội hủy hoại rừng (Điều 189) và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190). Các tội danh còn lại của 10 điều luật về tội phạm môi trường muốn truy tố phải có điều kiện trước đó là "đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng (từ Điều 182 đến 191)" thì chưa đưa ra truy tố được vụ nào. Do đó, 8 tội danh môi trường trong Bộ luật Hình sự vô hình dung đã “lọt lưới” pháp luật. Theo Bộ công an, số vụ việc được đưa ra khởi tố, xét xử về tội phạm môi trường là không đáng kể (hơn 1.000 vụ với 1.630 bị can) so với các tội khác.
* Kiến nghị : Sửa luật, tăng mức phạt để ngừa tội phạm !!!
Các tội phạm về môi trường là những tội phạm mới được quy định thành một chương trong Bộ luật Hình sự 1999. Thực tiễn thi hành Bộ luật này cho thấy việc xử lý về hình sự đối với các hành vi phạm tội trong lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều hành vi rất phổ biến như gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước,... nhưng trên thực tế chưa có trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh có liên quan.
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do những Bộ Luật hình sự 99
bất cập trong cấu thành của các tội phạm về môi trường, thể hiện ở chỗ cấu thành của nhóm tội gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có đồng thời 3 yếu tố sau mới xử lý hình sự được: hành vi thải chất gây ô nhiễm môi trường trước đó đã bị xử phạt hành chính; người bị xử phạt hành chính cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục; do không thực hiện biện pháp khắc phục mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cách cấu thành tội phạm như vậy đã hạn chế khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này, bởi lẽ, việc chờ cho đủ cả 3 yếu tố nói trên là rất khó khăn, nhất là trong việc xác định hậu quả về môi trường. Có nhiều trường hợp hậu quả không thể xảy ra ngay mà sau một thời gian dài, có thể vài chục năm sau, khi đó thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường đã hết. Việc đưa các chế tài hình sự dựa vào từng thành phần môi trường như nước, đất, không khí (các Điều 182, 183, 184 Bộ luật Hình sự) là chưa hợp lý, bởi ô nhiễm nước sẽ dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm thuỷ sinh và ngược lại. Vì vậy, rất khó tách rời từng chế tài riêng cho mỗi thành phần môi trường...
Bên cạnh đó, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, mức phạt tiền quy định đối với các tội phạm về môi trường đã tỏ ra quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế hiện nay, cần phải có sự điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra, trong thực tiễn đã nảy sinh một số loại vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường có khả năng gây hại rất lớn cho sức khoẻ, tính mạng con người và môi trường sinh thái nhưng hiện vẫn chưa được hình sự hoá. Ví dụ: hành vi vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; hành vi nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại,v.v....
Để góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung liên quan đến các tội phạm về môi trường lần này kiến nghị tập trung vào ba vấn đề:
182, 183, 184, 185, 190 và 191) theo hướng sau:
- Hợp nhất 3 tội quy định tại các Điều 182 (Tội gây ô nhiễm không khí), Điều 183 (Tội gây ô nhiễm nguồn nước) và Điều 184 (Tội gây ô nhiễm đất) thành một Tội gây ô nhiễm môi trường, đồng thời quy định cấu thành cơ bản linh hoạt hơn để có thể vận dụng xử lý được trên thực tế. Cụ thể, để xử lý hình sự đối với các tội phạm này cần xác định được hành vi thải vào không khí, nguồn nước, chôn vùi vào đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;
- Sửa đổi Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185) thành Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam với nội dung xử lý về hình sự đối với người lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hoá chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam;
- Chỉnh sửa về mặt kỹ thuật Điều 190 về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm cho phù hợp với quy định mới của Luật bảo vệ môi trường và cho phù hợp với thực tế;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 191 về Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên theo hướng chỉnh sửa yếu tố cấu thành tội phạm, bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường.
Hai là, bổ sung thêm 3 tội mới về môi trường nhằm góp phần răn đe, phòng ngừa và xử lý đối với những hành vi vi phạm về môi trường có khả năng gây hại rất lớn cho sức khoẻ, tính mạng con người và môi trường sinh thái. Đó là: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a);
Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b) và Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a).
Ba là, điều chỉnh theo hướng nâng mức phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường. Ví dụ: mức phạt tiền quy định tại Khoản 1, Điều 190 sửa đổi được nâng lên gấp 10 lần so với điều luật cũ; mức phạt tiền cao nhất quy định tại Khoản 1, Điều 185 được nâng từ 100 triệu đồng lên 1 tỷ đồng...
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung các điều luật quy định về các tội liên quan đến môi trường trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 vừa mới được trình lên Chính phủ để thẩm tra, dự thảo Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Công An, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều tại Chương XVII - Các tội phạm về môi trường của Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng đang được khẩn trương hoàn thiện để ban hành trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện và xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực này trên thực tế./.
Theo web Bộ Tư pháp
Do vậy, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, đề xuất sửa cho phù hợp với thực tế để đủ sức răn đe, ngăn ngừa hành vi tái phạm. Trước tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã trở thành vấn nạn, vừa qua tại phiên họp lần thứ 12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất cần sớm nghiên cứu, sửa đổi pháp luật về bảo vệ môi trường; kịp thời xử lý nghiêm, có hiệu quả những vấn nạn này.