Án bảo vệ loài thủy sinh

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 52 - 54)

2. 1 Công tác thanh tra về bảo vệ môi trường:

2.4 án bảo vệ loài thủy sinh

Chính phủ quyết định chi 576 tỷ đồng giai đoạn từ nay đến 2020 để triển khai Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Số tiền này sẽ xây dựng thí điểm khu bảo vệ một số loài thủy sinh đặc hữu, điển hình như cá Mòi Cờ, cá Cháy, cá Chiên, cá Chình, cá Anh vũ...

Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2010 Ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư 228 tỷ đồng; từ 2010-2015 là 223 tỷ đồng và từ 2016 đến 2020 là 125 tỷ đồng để triển khai đề án.

Trước mắt, từ 2008-2010, đề án sẽ lập cơ sở dữ liệu của các loài thủy sinh quý hiếm; đồng thời, đề xuất các loại hình bảo vệ thích hợp cho từng đối tượng.

Bộ NN-PTNT phối hợp với các bộ, ngành soạn thảo các văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý, khai thác, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, quy định vùng cấm khai thác, giống loài cấm khai thác.

Ngoài ra, đề án sẽ xây dựng thí điểm khu bảo tồn một số loài thuỷ sinh đặc hữu như cá Mòi Cờ, cá Cháy, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Rầm Xanh, cá Hòa (vùng trung lưu sông Hồng và hạ lưu sông Đà); cá Chình, đặc biệt là cá Chình Hoa (hạ lưu sông Ba, sông Hương); một số loài cá vùng cửa sông Tiền (tỉnh Bến Tre, Trà Vinh); một số loài di cư trên lưu vực sông Mekong (tỉnh An Giang); một số loài ở vùng đất mũi Cà Mau và bãi giống nhuyễn thể ven biển tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.

Khu bảo vệ bãi đẻ của loài rùa tại Côn Đảo cũng sẽ được xây dựng. Bên cạnh đó, đề án giúp phục hồi, bảo vệ và tái tạo thành công 20 loài thuỷ sinh nguy cấp bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ cao.

Từ 2010-2015, sẽ xây dựng mạng lưới giám sát cụ thể cho từng năm về sự biến động của các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên tất cả các thủy vực của Việt Nam; thiết lập 15 khu bảo vệ các loài thủy sinh ven biển, cửa sông, đầm phá do địa phương quản lý; tiến hành bảo vệt hành công 18 loài thuỷ sinh quý hiếm, nâng tổng số loài lên được bảo vệ là 38 (chiếm 50% số loài có nguy cơ tuyệt chủng).

Từ 2016 đến 2020, Việt Nam sẽ thiết lập bổ sung 22-30 khu bảo vệ loài thuỷ sinh quý hiếm.

Theo Bộ NN-PTNT, Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sẽ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta. Hơn nữa, thiết lập và đưa vào hoạt động các khu bảo vệ tại các vùng bảo tồn nước nội địa đã có và sẽ có ở Việt Nam nhằm lưu giữ nguồn gen, trong đó ưu tiên các loài đặc hữu có giá trị kinh tế, khoa học và tình trạng nguy cấp ở mức độ cao.

Để bảo vệ các loài thủy sinh, Thủ tướng CP cũng vừa ký ban hành Nghị định 57/2008/NĐ-CP Ban hành quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

Các khu này được phân loại thành Vườn quốc gia; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh. Trong đó, chia ra các phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu phát triển... mỗi khu có những quy định cụ thể về việc săn bắt, nuôi trồng, xả nước thải... và các hoạt động khác của con người sống trong và xung quanh các khu bảo tồn.

Anh vũ - loài cá đang có nguy cơ tuyệt chủng (ảnh tư liệu).

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w