Pháp luật cụ thể quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tác động vào môi trường thuỷ sinh.

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 27 - 31)

2. Những quy định về công cụ, phương thức đánh bắt thuỷ sản nhằm bảo vệ nguồn thuỷ sinh:

3.2. Pháp luật cụ thể quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tác động vào môi trường thuỷ sinh.

Nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất là vấn đề về thức ăn. Thức ăn có được đảm bảo thì thuỷ sản mới phát triển tốt và thực hiện được chức năng của mình ( cung cấp lương thực và tạo ra nguồn thu nhập ) chính vì nó tác động đến kinh tế khiến cho nhiều người sản xuất cũng như nuôi trồng đã bất chấp dùng những loại thuốc để làm tăng năng suất nhanh, phòng sâu bệnh cao...gây ảnh hưởng lớn đến môi trường thuỷ sinh, làm ô nhiễm môi trường. Do sử dụng thức ăn, hoá chất không đạt yêu cầu đã ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sinh làm chết các sinh vật phù du, và các động thực vật sống trong môi trường này đều bị nhiễm độc gây nguy hại đến chính con người và môi trường sống. Chính vì vậy cần phải có những quy định pháp luật chặt chẽ và các biện pháp chế tài mạnh mẽ buộc mọi người phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng các loại thức ăn, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng.

Dưới đây là các quy định cụ thế của Nhà nước về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tác động vào môi trường thuỷ sinh:

- Đối với các chủ thể trực tiếp sử dụng các loại thuốc thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản:

+ Thức ăn chăn nuôi phải không gây hại cho nguồn thuỷ sản. Các chủ thể này khi dùng thuốc để phòng bệnh cho các loại thuỷ sản phải theo chỉ dẫn hoặc đơn thuốc của bác sĩ, kỹ thuật viên có giấy phép hành nghề, hoặc hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc.

+ Không đuợc sử dụng thuốc thú y, hoá chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thuỷ sản ( khoản 2 Điều 47 Luật bảo vệ môi trường).

+ Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu như: Các hoá chất độc hại phải được để ở nơi tách biệt với nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi; có biện pháp diệt trừ loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, như chất thải phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải; phải phục hồi môi trường ngay sau khi ngưng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ( khoản 4 Điều 47 Luật bảo vệ môi trường ).

- Đối với các tổ chức cá nhân sản xuất , kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản:

+ Phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ, phải tuân theo các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề phải chấp hành quy định của nhà nước trong việc kê đơn thuốc chữa bệnh cho nguồn thuỷ sinh. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác về pháp luật có liên quan. Nếu không thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ thuỷ sản.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 1 Điều 47 Luật bảo vệ môi trường).

- Việc nhập khẩu các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu để sản xuất thuốc và các hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản được quy định như sau:

+ Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học sử dụng thông thường được nhập khẩu theo quy chế hàng thông thường không cần xin phép Bộ thuỷ sản.

+ Các loại thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học mới hoặc được quy định trong Danh mục thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản sử dụng thông thường, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản phải được Bộ thuỷ sản xem xét và cho phép nhập khẩu với số lượng hạn chế để kiểm nghiệm, khảo nghiệm có sự theo dõi của các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ thuỷ sản.

Bên cạnh những quy định về việc nhập khẩu các loại thuốc hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu để sản xuất thuốc và hoá chất là thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất để sử dụng thuốc cho nguồn thuỷ sinh; hoá chất để sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản; nhập khẩu những hoá chất là chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, bào chế dược phẩm hoặc nhập khẩu những hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng y tế phải thực hiện theo hướng dẫn của các bộ ngành liên quan. Việc nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản theo quy định như sau:

+ Các loại thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn sử dụng thông thường được nhập khẩu theo quy chế nhập hàng thông thường, không cần xin phép.

+ Các loại thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn mới là những loại không có trong danh mục thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá sử dụng thông thường, phải được Bộ thuỷ sản xem xét và cho phép nhập khẩu với số lượng hạn chế để thử nghiệm, khảo nghiệm có sự theo dõi của cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ thuỷ sản.

Thức ăn, thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất thức ăn, thuốc, hoá chất kể cả loại nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo những quy định hiện hành và làm thủ tục nhập khẩu với hải quan.

vực thức ăn thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có

Một phần của tài liệu Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w