II. Thực trạng tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của Côngty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
3. Những biện pháp chủ yếu côngty đã và đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
quả sử dụng VLĐ
3.1. Quan hệ tốt với ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán
Đểđáp ứng những nhu cầu cần thiết về VLĐ phát sinh thêm trong quá trình sản xuất, ngoài các khoản chiếm dụng hợp phát, công ty thường đi vay ngắn hạn ngân hàng. Hiện nay, công ty có mối quan hệ trực tiếp và mật thiết với một số ngân hàng như
Ngân hàng Ngoại thường Việt Nam, Công thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội. Đây là nguồn VLĐ cơ bản linh hoạt và thuận tiện, ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, công ty xác định phải luôn giữ mối quan hệ tốt đối với các đối tác ngân hàng. Cụ thể như thanh toán đúng thời hạn qui định, tuyệt đối không để nợ quá hạn, sử dụng tiền vay đúng mục đích, các thủ tục vay mượn được công ty thực hiện một cách nghiêm túc... Những điều này đã tạo được uy tín của công ty đối với các ngân hàng. Về phía ngân hàng, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và việc thanh toán qua ngân hàng diễn ra hết sức thuận lợi.
Một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là phải có khách hàng. Sớm nhận thức được điều này, công ty đã rất chú ý đến việc quan hệ với khách hàng; Công ty không ngừng nâng cao uy tín với khách hàng, luôn giao hàng đúng thời hạn, đủ số lượng, chất lượng, mẫu mã, qui cách... như trong hợp đồng giao ước; trường hợp hàng có lỗi không đúng như yêu cầu, công ty sẵn sàng bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện giảm giá số hàng đó.
3.3. Chú trọng công tác tổ chứ ckinh doanh và đẩy mạnh việc tiết kiệm chi phí kinh doanh.
Khi tổ chức kinh doanh, điều mà công ty quan tâm nhất là chất lượng, mẫu mã, chủng loại các loại sản phẩm. Sản phẩm kinh doanh chính của công ty là hàng điện tử ,
điện lạnh... Vấn đềđặt ra cho công ty là phải quan tâm quản lí chặt chẽđến chất lượng, tránh hư hỏng do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Vì vậy bộ phận kỹ thuật khi có hàng hoá về nhập kho phải kiểm tra kỹ lưỡng sau đó mới đem bán cho khách hàng. Bộ phận quản lý kho phải có trách nhiệm đảm bảo cả về số lượng và chất lượng hàng hoá cho công ty , nhờ đó phát huy được tinh thần tự giác trong việc quản lý kho, có trách nhiệm với công việc của công nhân viên.