5.1. KẾT LUẬN
Đề tài đã hoàn thành đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Bước đầu xây dựng bản đồ vùng quy hoạch trong Tỉnh làm cơ sở cho việc quy hoạch và quản lý du lịch sinh thái của Tỉnh dễ dàng hơn. Xây dựng bản đồ vạch tuyến du lịch đề xuất hỗ trợ cho công tác thiết kế, tổ chức tour du lịch trong Tỉnh. Bao gồm các lớp sau:
_ Lớp dữ liệu nền: lớp hành chính (ranh giới huyện, tên huyện), lớp dân cư, lớp địa hình độ cao, lớp đường giao thông, lớp điểm (khu) du lịch, lớp độ che phủ của rừng, lớp hiện trạng môi trường vùng.
_ Lớp chuyên đề: lớp vùng quy hoạch, lớp tuyến du lịch đề xuất.
Như vậy, nhìn chung đề tài cũng đã đạt được các mục tiêu đặt ra ban đầu. Qua đó góp phần vào việc bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được tốt hơn, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch du lịch sinh thái hoàn thiện hơn. Nhưng vì hạn chế về thời gian nên không cập nhật số liệu mới đầy đủ được. Nhiều số liệu thông tin chưa thu thập đầy đủ và thật chính xác. Trong điều kiện hiện nay, GIS chưa thật sự phổ biến rộng rãi nên công tác nghiên cứu bị hạn chế. Thời gian đề tài không nhiều và kiến thức về Arcview còn hạn chế nên đề tài chỉ dừng lại ở mức giải quyết được một vài vấn đề cơ bản đã đặt ra.
Ýù nghĩa môi trường của đề tài là đưa ra được những khu vực cần bảo vệ, bảo tồn. Góp phần cho công tác bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đa dạng, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
5.2. KIẾN NGHỊ
Việc phân vùng quy hoạch du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận dựa trên 2 kiểu vùng chính là vùng còn rừng tự nhiên và vùng bảo tồn. Tuy nhiên, nếu có điều kiện phân tích chi tiết hơn thì ta có thể xây dựng được bản đồ phân vùng quy hoạch du lịch sinh thái chi tiết hơn nữa.
Cho đến nay, việc thu thập dữ liệu bản đồ số còn gặp nhiều khó khăn. Cần phổ biến và hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ GIS trong quản lý và quy hoạch những vấn dề có liên quan đến tài nguyên và môi trường nói chung và quy hoạch du lịch sinh thái nói riêng.