Địa hình độ cao

Một phần của tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận (Trang 70 - 76)

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BÌNH THUẬN

3.3.1. Địa hình độ cao

Đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình sau :

_ Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18.22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là Bắc Bình : dài khoảng 52 km, rộng 20 km. Địa hình chủ yếu là những đồi lựợn sóng.

_ Đồng bằng phù sa chiến 9.43% diện tích tự nhiên, gồm : Đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp, độ cao từ 0 -12m. Đồng bằng thung lũng sông La Ngà , độ cao từ 90-120m.

_ Vùng đồi gò chiếm 31.66% diện tích, độ cao 30-50m kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.

_ Vùng núi thấp chiếm 40.7% diện tích. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông bắc huyện Đức Linh.

Như vậy địa hình tỉnh Bình Thuận được chia thành 4 cấp độ

Bảng 7: Thuộc tính lớp dữ liệu độ dốc Đối tượng ID Trũng (20 – 200) a Thấp (300 – 700) b Trung bình (800 – 1000) c Cao (1100 – 1600) d

Hình 9: Bản đồ địa hình tỉnh Bình Thuận

3.3.2. Rừng

Toàn Tỉnh có 379.409 ha đất sử dụng vào lâm nghiệp. Trong đó có 365.945 ha rừng có giá trị về kinh tế cũng như môi trường, còn lại là rừng

nghèo kiệt ít có giá trị về mặt kinh tế, độ che phủ của rừng là 48,32%. Đất

dành cho Lâm nghiệp của tỉnh phần lớn là đất có rừng tự nhiên 344.650 ha chiếm 90,83% đất Lâm nghiệp toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở những vùng đồi

chủ yếu là phòng hộ ven biển và rừng trồng nguyên liệu. Nhiều nhất là huyện Bắc Bình 105.082 ha chiếm 27,69%, huyện Tánh Linh 64.895 ha chiếm 17,15%, Hàm Thuận Bắc 62.144 ha chiếm 16,44%. Các huyện, thành phố còn lại 147.288 ha chiếm 38,94% đất Lâm nghiệp toàn tỉnh.

Bảng 8: Thuộc tính lớp dữ liệu độ che phủ của rừng

Đối tượng ID

Rừng sản xuất A

Rừng trồng nguyên liệu B

Rừng đặc dụng C

Hình 10: Bản đồ che phủ rừng của tỉnh Bình Thuận

3.3.3. Dân cư

Mật độ phân bố dân cư ở các vùng các đơn vị hành chính không đồng đều, huyện có mật độ cao nhất là Phú Quý 1.334 người/km2, thấp nhất là huyện Bắc Bình 63 người/km2, chênh lệch giữa đô thị và nông thôn lớn (13 lần). Xuất phát từ đặc điểm hình thành các cụm dân cư theo đặc điểm ngành nghề truyền thống mà hình thành các kiểu khu dân cư chính:

_ Kiểu phân bố rải rác (khu vực nông thôn) Như vậy, dân cư được chia thành 2 đối tượng

Bảng 9: Thuộc tính lớp dữ liệu dân cư

Đối tượng ID

Dân đô thị e

Dân nông thôn f

Một phần của tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận (Trang 70 - 76)