2.2.1 Thực trạng cho vay mua nhà tại các NHTM Việt Nam
Do đặc điểm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói
riêng, việcmua đất hay sửa chữa nhà ở là công việc trọng đại trong đời người.
Do vậy, để chuẩn bị họ cần có thời gian chuẩn bị để có đầy đủ về mặt tài chính và các điều kiện khác. Trong những năm trở lại đây, các dịch vụ tiện
ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ cao, tạo điều kiện cho người dân dễ
dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh
cũngnhư nhu cầu cải thiện đời sống. Các ngân hàng đang hướng tới cung cấp
dịch vụ bán lẻ đểđáp ứng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình.
Trong đó,việc cho vay với mụcđích mua, hoặc sửa chữa nhà ở đã được
triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu (ACB), Ngân hàng nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín( Sacombank), Ngân hàng Kỹ thương (techcombank),Ngân hàng
phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long(MHB)... và một số ngân hàng lớn đang chuẩn bị bước vào lĩnh vực này như Ngân hàng Ngoại thương
(Vietcombank), Ngân hàng công thương (Incombank)...Tuy nhiên, các khoản cho vay để mua, xây dựng, hoặc sửa chữa lớn về nhà ở trong thời gian vừa
qua chủ yếu là triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước chiểm tỷ trọng
lớn, riêng Agribank đã chiếm khoảng 87% các khoản cho vay liên quan đến
nhà ở, tiếp đến là MHB chiếm 8,6%, và ACB chiếm 4,8%.
Trong những năm gần đây cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay mua nhà nói riêng phát triển mạnh ở các NHTM Việt Nam. Hiện nay các ngân hàng TMCP như ACB, Techcombank, Sacombank, Habubank... chiếm thị trường lớn đối với thị phần cho vay mua nhà .Các ngân hàng quốc doanh
tham gia vào hoạt động này có MHB, Agribank. Chính vì hoạt động cho vay
mua nhà hiện nay phát triển nên càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy hoạt động cho vay mua nhà đã được chú trọng hơn. Doanh số cho vay BĐS nói chung và cho vay mua nhà có xu hướng gia tăng trong những năm
gần đây. Trong hoạt động cho vay BĐS, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn
khoảng 79%, cho vay dài hạn khoảng 21%. Đồng thời các ngân hàng tập
trung cho vay mua sắm sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng 51%, cho vay xây nhà
để bán chiếm 19%. Tỷ trọng dư nợ cho vay BĐS đến nay chỉ chiếm khoảng hơn 11% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế (ở thành phố Hồ Chí Minh là 15%, còn ở Hà Nội là 12%) so với tỷ lệ trung binh là 21% ở các nước trong
khu vực thì con số này thấp hơn nhiều. Điều này nói lên mức độ đầu tư tín
dụng trong lĩnh vực BĐS là chưa cao so với các lĩnh vực khác.Thực tế các
cách riêng lẻ, không bài bản, không hệ thống mà chủ yếu dựa trên chính sách nội bộ của từng ngân hàng nên không thể cho vay với thời hạn dài như các
ngân hàng nước ngoài. Thêm khó khăn nữa là lãi suất cho vay thường là cao , có thể vượt mức 12%/ năm, thời gian vay thường không được kéo dài. Điều này là khó khăn lớn đối với những thành phần kinh tế có mức thu nhập thấp
và trung bình.
Hoạt động cho vay mua nhà của các NHTM hiện nay ở VIệt Nam nhìn chung là còn khá mới và phức tạp do đặc điểm đối tượng vay là BĐS. Lĩnh
vực bất động sản có tính nhạy cảm cao và liên quan đến đời sống dân sinh. Chính vì vậy Nhà nước có rất nhiều quy định trong lĩnh vực này nhằm
quản lý một cách hiệu quả và chặt chẽ. Đối với hoạt động cho vay mua nhà có nhiều văn bản liên quan cùng với hoạt động tín dụng nói chung.
2.2.2 Thực trạng cho vay mua nhà tại MHB Hà Tây