CÁCH THỰC HIỆN CÁC PHÉP ĐO BẰNG MÁY ĐO OTDR Sau khi thiết đặt máy đo OTDR theo những chỉ dẫn của nhà sản

Một phần của tài liệu Sợi quang (Trang 91 - 94)

Sau khi thiết đặt máy đo OTDR theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất, ấn nút Start/Stop hoặc nút test. Sau khi OTDR đã hồn thành quá trình đĩ, một vết sẽ xuất hiện trên màn hình của OTDR. Từ vết này, ta cĩ thể đo các độ dài và các khoảng cách, suy hao của sợi quang, tổn hao của các bộ nối, tổn hao của các mối hàn, tổn hao của những đoạn cáp bị uốn đoạn ngắn, uốn cong đoạn dài và sự phản xạ.

*Độ dài của khoảng cách.

Các máy đo OTDR cĩ các con trỏ, nhờ nĩ ta định vị để xác định các vị trí thực hiện các chức năng của OTDR. Để xác định độ dài của một đoạn cáp được gắn trực tiếp (khơng qua đầu đo) với một OTDR, định vị cho con trỏ tại vị trí thấp nhất của vết đường thẳng ngang trước đoạn phản xạ ở đầu cáp (hình 4.15) trên hầu hết các OTDR, OTDR sẽ hiển thị vị trí con trỏ ở đơn vị feet hoặc km.

Hình 4.15 : các vị trí của con trỏ để đo độ dài một cáp đơn

Hình 4.16. Các vị trí con trỏ để đo độ dài đoạn cáp.

Để xác định độ cài của một đoạn trong một tuyến cáp gồm nhiều đoạn cáp cĩ chứa các mối hàn cơ khí hoặc các bộ nối (hoặc một cáp được nối với một cáp đầu đo vào), định vị một con trỏ tại vị trí thấp nhất của vết đường thẳng ngay trước đoạn phản xạ ở đầu thứ nhất của đoạn cáp. Định vị một con trỏ thứ hai tại điểm thấp nhất của vết đường thẳng ngay trước đoạn phản xạ ở đầu thứ hai của đoạn cáp được đo (Hình 4.16). Độ dài đoạn cáp này là sự khác nhau giữa các vị trí của hai con trỏ. Trên một số máy đo OTDR, như Tektronix Fiber Master, độ dài đoạn cáp sẽ được hiển thị tự động.

Vết OTDR sẽ cho phép bạn thực hiện các phép đo tổn hao của cáp, tỷ lệ suy hao của cáp, tổn hao của bộ nối, tổn hao của các đoạn cáp bị uốn cong và tổn hao mối hàn. Tổn hao được xác định bằng cách đo sự khác nhau. Về cường độ tín hiệu giữa các vị trí của hai con trỏ.

Tổn hao của cáp được xác định bằng cách đặt một con trỏ tại vị trí thấp nhất của vết đường thẳng ngay trước đoạn phản xạ đầu cáp và con trỏ thứ hai tại phần cao nhất của vết đường thẳng, ngay sau đỉnh ban đầu (hình 4.17).

Tổn hao của đoạn cáp này chính là độ chênh lệch về chiều cao tại các điểm mà hai con trỏ cắt với vết. Tính tốn tỷ lệ suy hao của sợi quang bằng cách chia giá trị tổn hao được hiển thị trên máy đo OTDR cho khoảng cách giữa các con trỏ. Tỷ lệ này được tính tự động ở một số OTDR, như các máy OTDR của cơng ty Tektronix và cơng ty Laser Precision.

Hình 4.18 : Các vị trí con trỏ để đo tổn hao kết nối giữa hai điểm. Lưu ý rằng số đo này là tổn hao của sợi quang giữa các con trỏ. Tổn hao này khơng phải là tổn hao của cáp vì tổn hao này khơng bao gồm tổn hao của cáp ở vùng chết quang.

Cĩ hai phương pháp xác định tổn hai của bộ nối. Trong phương pháp thứ nhất, một con trỏ được đặt tại điểm thấp nhất của vết đường thẳng ngay sau bộ nối . Con trỏ thứ hai được đặt tại điểm thấp nhất của vết đường thẳng ngay trước bộ nối. (Hình 4.18). Phương pháp này bao gồm cả tổn hao của cáp giữa hai con trỏ.

Hình 4.19 : Vị trí con trỏ để đo tổn hao mối hàn.

Một phương pháp chính xác hơn để xác định tổn hao của bộ nối hoặc tổn hao của mối hàn là phương pháp tổn hao mối hàn. Phương pháp này khơng bao gồm tổn hao của cáp giữa hai con trỏ. Trong phương pháp này, máy đo OTDR thực hiện phép xấp xỉ tuyến tính tối ưu cho các vết tuyến tính trên cả hai phía của bộ nối hoặc của mối hàn. Máy đo OTDR này sẽ tính độ khác nhau giữa các mức cường độ tín hiệu tại vị trí của bộ nối hoặc của mối hàn (Hình 4.19).

Một phần của tài liệu Sợi quang (Trang 91 - 94)