Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex pptx (Trang 92 - 108)

II. Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo

3.Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất,

của đội ngũ cán bộ trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Muốn thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của mình, bất kỳ bộ máy quản lý nào cũng đều phải có quyền lực đủ mạnh. Để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhằm phát huy nguồn lực con người cho phát triển kinh tế, bộ máy QLNN cũng vậy. Sức mạnh quyền lực của bộ máy QLNN được hình thành bởi sức mạnh quyền lực hành chính – tổ chức, uy quyền của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ của bộ máy, bởi mức độ hiệu quả của luật pháp, bởi thực lực kinh tế và quyền lực thông tin…trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay, để quyền lực của bộ máy Nhà nước thực sự có hiệu lực trong công tác đào tạo NNL, bồi dưỡng phát triển NLĐ trong các doanh nghiệp nói chung, tại PLC nói riêng thì việc kiện toàn hợp lý bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLNN là hai vấn đề cần thiết.

Trong 10 năm qua, hệ thống QLNN về GD – ĐT ở nước ta có những thay đổi quan trọng. Từ 4 cơ quan trực thuộc chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ngành về GD – ĐT đã nhập thành 2 bộ vào năm 1987, và đến năm 1990 tiếp tục nhập thành một bộ duy nhất là Bộ GD – ĐT để thực hiện QLNN tất cả các cấp bậc học trong hệ thống GD quốc dân. Điều đó tạo thuận lợi cho việc quản lý hệ thống một

cách nhất quán, nhưng cũng làm cho phạm vi quản lý ngành trở thành phức tạp, rộng lớn và có những yêu cầu cao hơn trong quản lý.

Cơ chế quản lý ngành giáo dục hiện nay còn nhiều bất hợp lý, còn tập trung chức năng quản lý nhiều ở ngành. Mặc dù Bộ GD – ĐT đóng vai trò chủ đạo song nhiều cơ sở GD – ĐT lại trực thuộc các bộ chủ quản và các cơ quan chính phủ. Có đến trên hai chục bộ chủ quản và các cơ quản chuyên môn tham gia quản lý GD – ĐT ở Việt Nam. Việc có quá nhiều tác nhân có thể dẫn đến sự chông chéo, lẫn lộn và lãng phí. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa bảo đảm phân cấp toàn diện cho tỉnh, thành phố và phân cấp đúng mức cho các trường Đại học để phát huy quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và Nhà trường về lĩnh vực được giao.

Một nhân tố hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đào tạo NNL của đất nước là chất lượng của đội ngũ cán bộ QLNN về GD-ĐT. Đội ngũ cán bộ QLNN tuy đông nhưng không mạnh, thêm vào đó một số cán bộ thoái hóa biến chất đã gây trở ngại lớn trong đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước.

Vì mục tiêu “có được nguồn nhân lực vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát triển nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị trường lao động, thị trừờng chất xám, nhất là sức lao động có hàm lượng trí tuệ cao” chúng ta nhất định phải vượt qua những trở ngại đó. Chỉ có kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong GD – ĐT NNL, Nhà nước mới nâng cao hiệu lực và năng lực phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế.

Việc chấn chỉnh tổ chức và cơ chế quản lý Nhà nước về đào tạo tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, phân định rõ chức năng QLNN và Quản lý nghiệp vụ. Tăng cường

vai trò QLNN của Bộ GD – ĐT.

Bộ GD – ĐT chủ trì, phối hợp với các ngành địa phương để xây dựng những kế hoạch đào tạo tổng thể với những nội dung, phương pháp, biện pháp và chính sách đào tạo thích hợp cho các đối tượng khác nhau nhằm thực hiện có hiệu quả công tác ĐTPTNNL cho đất nước.

Thứ hai, phân cấp hợp lý trên cơ sở tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của địa phương, của các trường Đại học và các cơ sở đào tạo khác. Chính quyền địa phương với cơ quan QLNN chuyên ngành về GD – sở GD-ĐT của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng GD – ĐT tại quận, huyện – có chức năng quản lý sự nghiệp GD – ĐT trên địa bàn theo sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Các cơ quan quản lý chuyên ngành này chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và chính sách ngành của trung ương thông qua Bộ GD – ĐT.

Việc khắc phục những hạn chế trong đội ngũ cán bộ quản lý GD – ĐT sẽ được thực hiện bằng những giải pháp khác nhau, trong đó, việc nâng cao văn hóa quản lý cho đội ngũ cán bộ này có tầm quan trọng đặc biệt.

Trình độ văn hóa quản lý được biểu hiện ở khả năng nắm bắt kịp thời ý nguyện chính đáng của các doanh nghiệp và quần chúng ở khả năng nghe, biết nghe và xử lý đúng đắn ý kiến khác, ở năng lực kết hợp hài hòa giữa dân chủ trong quá trình ra và tổ chức thực hiện các quyết định với việc phát huy cao độ vai trò của người lãnh đạo, quản lý; điều đó được biểu hiện ở khả năng quyết đoán trong những thời điểm và những vấn đề cần thiết… liên quan đến đào tạo NNL.

Thái độ chân thành, cởi mở, tác phong quần chúng tốt, gắn bó với quần chúng, NLĐ… là những tư chất không thể thiếu trong văn hóa quản lý của Nhà quản lý.

Văn hóa quản lý của nhà quản lý đào tạo còn được đo bằng khả năng kết hợp hài hòa giữa lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách, xác định rõ vai trò của thủ trưởng.

Không thể cho rằng chỉ trong một thời gian ngắn có thể hình thành một đội ngũ những nhà quản lý GD – ĐT có đầy đủ mọi yêu cầu của văn hóa quản lý đào tạo, mà phải coi đó là sự nghiệp lâu dài. Ý thức rõ sự cần thiết của yêu cầu đó và từng bước hiện thực hóa chúng là một bước tiến hết sức quan trọng.

4. Tăng cường đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Chi ngân sách Nhà nước hàng năm cho giáo dục đào tạo gồm chi xây dựng cơ bản và chi có tính chất tiêu dùng.

Hiện nay, ngân sách GD – ĐT ở mức 15 - 16% tổng ngân sách hàng năm của Nhà nước. Ngân sách giáo dục đào tạo tuy có tăng lên so với thời kỳ trước, song so với yêu cầu của ngành giáo dục thì ngân sách Nhà nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50%. So với các nước trong khu vực thì ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam còn thấp.

Kinh phí đầu tư cho GD – ĐT thấp đã dẫn đến sự bất cập: chúng ta muốn đổi mới, đẩy mạnh GD – ĐT nhưng cơ sở vật chất trang bị thiếu, công nghệ lạc hậu. Chúng ta muốn có đội ngũ lao động với trình độ cao thì cần có thầy giỏi. Sự nghiệp đào tạo mới có quyền đòi hỏi cao ở người thầy cả về chất lượng chuyên môn và tư cách đạo đức, nhưng, muốn vậy, cần phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho họ; trong khi đó, ngân sách lại quá eo hẹp.

Một điều đáng quan tâm nữa về giáo viên ở các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề là lương còn thấp. Với mức lương như vậy, khó có thể thu hút người tài vào nghề và người ở trong nghề bỏ hết tâm sức ra làm việc. Thực tế, bằng nghề tay trái, nhiều giáo viên không chỉ nuôi sống mình và gia đình, mà còn nuôi cả nghề chính nữa.

Trong tình hình ngân sách eo hẹp lại cùng một lúc phải làm nhiều việc, nếu chỉ chờ nguồn ngân sách, thì sự nghiệp giáo dục và đào tạo của ta khó có thể phát triển được. Bởi vậy, trong chính sách quản lý những năm gần đây, Nhà nước ta chủ trương nâng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục đạt tới 20% tổng chi ngân sách vào năm 2010. Bên cạnh đó, một yêu cầu cơ bản và lâu dài là tiếp tục xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao ý thức trach nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với GD – ĐT, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt học tập của nhân dân. Các biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục bao gồm:

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập.

- Chuyển giao các trường trung học đào tạo ngành hẹp cho tổng Công ty, Công ty Nhà nước trực tiếp quản lý, gắn đào tạo với sử dụng. Chuyển dần các trung

tâm dạy nghề công lập sang hình thức bán công, phát triển các trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục, gắn đào tạo nghề với thị trường, với doanh nghiệp.

- Củng cố các trường đại học dân lập hiện có, thành lập thêm đại học dân lập ở một số địa phương có nhu cầu và khả năng quản lý.

- Cải tiến chế độ học phí cho thích hợp nhằm huy động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc thu học phí ở trường công cùng với kinh phí do ngân sách cấp phải đáp ứng được nhu cầu chi, bảo đảm mức lương thỏa đáng cho giáo viên.

- Phát triển các quỹ khuyến học do nhân dân tự nguyện đóng góp và do Nhà nước tài trợ một phần để trợ giúp người nghèo đi học.

- Quy định nghĩa vụ đóng góp của các doanh nghiệp cho hoạt động GD- ĐT, căn cứ vào doanh thu, số lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Có ý kiến đề xuất nên dành 25% lợi nhuận doanh nghiệp (không phải chịu thuế) để đầu tư cho công tác đào tạo.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát triển cho sự nghiệp GD – ĐT.

5. Hoàn thiện cơ cấu của hệ thống giáo dục – đào tạo gắn với đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên đào tạo.

Trong nền KTTT, những người được đào tạo ra phải đối mặt với thách thức trong thị trường sức lao động, thị trường việc làm. Do đó, Nhà nước có trách nhiệm quy hoạch và phát triển sự nghiệp đào tạo phù hợp với tương lai CNH – HĐH đất nước.

Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Nhà nước xác định rõ cơ cấu ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Nhà nước phải có biện pháp thích hợp nhằm cải tổ lại cơ cấu GD – ĐT theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, gắn đào tạo với sử dụng. Để đảm bảo khả năng thích ứng cao với những thay đổi KTXH. Nhà nước tiến hành:

- Thực thi các biện pháp hướng nghiệp, khuyến khích người học theo học những ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH.

- Mở rộng việc đào tạo dưới nhiều hình thức, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho người học thích ứng với điều kiện chuyển hướng sang nền KTTT và mở cửa.

- Đẩy mạnh việc dạy nghề cho thanh thiếu niên thông qua các trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. Phát triển mạnh mẽ tất cả các hình thức đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, phát triển các trung tâm chuyển giao công nghệ. Kế hoạch đào tạo nghề theo sát chương trình KTXH của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động, cho CNH – HĐH.

- Nhà nước có quy định công nghệ chính thức các trình độ nghề nghiệp, tiêu chuẩn chuyên môn về tay nghề của công nhân. Nhà nước có biện pháp khuyến khích cần thiết và dự báo danh mục các nghề nghiệp và tay nghề cần thiết cho tương lai thích hợp với từng khu vực và các ngành kinh tế khác nhau.

Việc đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Các yêu cầu đặt ra là:

- Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng bảo đảm kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học – công nghệ, tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc phổ thông, kỹ năng hành nghề ở khối đào tạo.

- Cải tiến nội dung đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng gắn với các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, với sản xuất và thực tiễn. Đào tạo, nghiên cứu và sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau mới có thể đáp ứng được những thách thức tương lai trong một môi trường luôn luôn thay đổi.

- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, sự chủ động của người học. Áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy – học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.

- Nhà nước cần đưa ra những chủ trương, chính sách để cùng một lúc sử dụng nhiều kênh đào tạo: bên cạnh các trường quốc lập có các trường dân lập và tư thục; hệ chính quy và hệ tại chức; mở rộng đào tạo từ xa; đào tạo dài hạn và ngắn hạn; đào tạo theo chuyên đề…phương thức đào tạo cũng phải hết sức năng động: đào tạo trong nước, có du học tại chỗ kết hợp với việc gửi học sinh ra nước ngoài nhằm tạo ra cơ chế cạnh tranh về GD – ĐT và tự do học thuật làm cơ sở cho tính sáng tạo của học sinh.

Cần đặc biệt coi trọng mặt đạo đức, nhân cách của nguồn lực con người. Trong điều kiện chuyển sang nền KTTT, công tác giáo dục – đào tạo đang đứng trước thực trạng: các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta bị coi nhẹ, đạo đức bị xói mòn, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng… Thách thức đặt ra cho ngành đào tạo là phải chủ động định hướng giá trị xã hội, làm cho mọi người, mọi nhà xác định một thang giá trị đúng đắn, vừa bảo đảm lợi ích của NLĐ, vừa đảm bảo lợi ích của cộng đồng, của đất nước, theo hướng bảo đảm công bằng xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển con người, phát triển đất nước.

Bài toán nâng cao chất lượng giảng viên hiện còn là vấn đề nan giải: một mặt do quy mô giáo dục phát triển bắt buộc ngành giáo dục phải sử dụng giáo viên không đủ tiêu chuẩn, mặt khác, một số lượng lớn giảng viên không được đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu mới. Đó là hậu quả to lớn của một thời kỳ dài chúng ta không thực sự chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân tài, chế độ đãi ngộ không thỏa đáng.

Trong truyền thống dân tộc, tôn sư trọng đạo, cầu hiền tài là công việc của toàn xã hội, là điều kiện thiết yếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng của ngành GD – ĐT, trước hết phải xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ năng lực và phẩm chất. Các biện pháp quan trọng là:

- Ưu tiên xây dựng các trường sư phạm và có chính sách thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.

- Tôn vinh nghề thầy giáo thành một nghề cao quý nhất trong xã hội, tạo ra tâm lý tôn trọng nghề thầy giáo ngay trong khi hướng nghiệp cho học sinh.

- Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ theo tài năng và cống hiến tương xứng với danh hiệu một nghề cao quý.

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng ở trong và ngoài nước đối với các cán bộ phụ trách các bộ môn khoa học và giảng viên trẻ kế cận để khắc phục tình trạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex pptx (Trang 92 - 108)