Khái niệm Quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex pptx (Trang 33 - 35)

II. Lý luận về Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn

1. Khái niệm Quản lý Nhà nước

Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có hoạt động chung, đó là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý, trong đó quan trọng nhất là nhân lực, nhằm thực hiện các mục tiêu và chức năng của chủ thể quản lý.

Quản lý Nhà nước là quản lý được thực hiện bằng cơ quan Nhà nước các cấp đối với toàn bộ quá trình kinh tế, chính trị, xã hôi, văn hóa, tinh thần…(hoặc một lĩnh vực trong số đó) nhằm huy động sức mạnh vật chất và sức mạnh của cộng đồng xã hội thuộc đối tượng quản lý để đạt mục tiêu của chủ thể cầm quyền ở cấp tương ứng.

Xét về bản chất, hoạt động Quản lý Nhà nước cũng được thể hiện thông qua mối quan hệ, sự tác động biện chứng giữa chủ thể quản lý (Nhà nước) với khách thể quản lý là các tổ chức dưới quyền, cơ bản nhất là vấn đề nhân lực. Vì thế, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước chỉ được phát huy khi nó khẳng định được quyền lực, năng lực của chủ thể quản lý Nhà nước. Song, năng lực quản lý của Nhà nước lại được thể hiện thông qua việc khơi dậy nguyện vọng của đối tượng quản lý (những người dưới quyền), trên cơ sở đó mà đạt mục tiêu trong hoạt động quản lý.

Về cơ bản, QLNN không nằm ngoài phương thức hoạt động và những nguyên tắc của hoạt động quản lý nói chung. Tuy nhiên, khi nói về Quản lý Nhà nước, cần chú ý một số điểm đặc thù sau đây:

Một là, Nhà nước là cả một hệ thống có nhiều thứ bậc từ trung ương đến địa phương (cấu trúc theo ngành dọc), được tạo thành từ nhiều bộ phận khác nhau ngay trong cùng một cấp độ (cấu trúc ngang). Tất cả các cấp, các bộ phận đó đều là chủ thể quản lý Nhà nước ở bộ phận, ở cấp độ tương ứng.

Hai là, đại diện các cấp độ, các bộ phận cấu thành Nhà nước chính là các chủ thể

cầm quyền đối với các khách thể quản lý ở cấp độ, ở bộ phận tương ứng. Xét ở tầm vĩ mô, Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp. QLNN ở mọi cấp độ, mọi bộ phận cấu thành Nhà nước đều có mục tiêu chung là làm cho mục tiêu của giai cấp cầm quyền được thực hiện. Nhưng mục tiêu chung đó lại được thể hiện thông qua mục tiêu cụ thể của từng cấp độ, từng bộ phận cấu thành Nhà nước trong thời kỳ lịch sử nhất định. Việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu cụ thể đó lại là điều kiện để mục tiêu chung của giai cấp cầm quyền được hiện thực hóa.

Trong xã hội ta, chủ thể cầm quyền là Nhà nước của giai cấp công nhân, của người dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cho nên, QLNN ở tất cả các ngành, các cấp đều nhằm hiện thực hóa mục tiêu cở bản của nhân dân trong cấp độ và phạm vi tương ứng.

Ba là, để đạt được mục tiêu của chủ thể cầm quyền, QLNN cũng phải thực hiện các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý: Dự đoán và lập kế hoạch chung, tổ chức, điều khiển, kiểm tra. Các chức năng đó đều được pháp chế hóa.

Bốn là, trong QLNN ở xã hội hiện đại, việc phát huy nhân tố con người được thực

hiện thông qua cơ chế pháp lý và giáo dục đào tạo.

Tóm lại, so với các loại hình quản lý khác, QLNN có đặc điểm:

- Mang tính giai cấp trong định hướng chiến lược, hoạch định mục tiêu… của quản lý.

- QLNN được thực hiện bằng cả một hệ thống thiết chế chặt chẽ từ trung ương tới cơ sở, chỉ riêng nó mới có khả năng sử dụng các công cụ mang tính cưỡng chế trong trường hợp và trên lĩnh vực cần thiết để thực hiện mục tiêu quản lý.

- Công cụ quan trọng nhất trong QLNN ở xã hội hiện đại là Hiến pháp, Pháp luật…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex pptx (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)