Phương pháp lắp giáp hộp giảm tốc

Một phần của tài liệu Đồ án chi tiết máy (Trang 73 - 75)

4.1 Cố định ổ trên trục và trong vỏ hộp

ổ lăn được lắp trên trục hoặc trên vỏ hộp bằng phương pháp ép trực tiếp hoặc phương pháp nung, để tránh biến dạng đường lăn và không cho các lực tác dụng trực tiếp qua các con lăn, cần tác dụng lực đồng đều trên vòng trong khhi lắp ổ trên trục hoặc vòng ngoài trên vỏ, mặt khác để dễ dàng lắp ổ trên trục hoặc vỏ, trước khi lắp cần bôi trơn một lớp dầu mỏng lên trục, lên lỗ hộp.

4.2 Lắp bánh răng, bánh đai, .. , lên trục

Để truyền mômen xoắn từ trục đến bánh răng ở đây ta dùng then bằng. Mặc dù thiết kế có quy định kiểu lắp, nhưng cho đến nay, mối ghép then không được lắp lẫn hoàn toàn, vì việc chế tạo rãnh then trển trục thường bằng dao phay, độ chính xác thấp, dung sai theo chiều rộng không được đảm bảo. Để khắc phục thiếu sót trên, khi lắp cần cạo dũa khích thước then theo kích thước của rãnh. Điều này sẽ làm tăng thời gian lắp và giảm thời làm việc của mối ghép.

Lắp bánh răng, bánh đai, khớp nối dùng phương pháp ép trực tiếp hoặc phương pháp nung nóng. Bánh răng, bánh đai, khớp nối cần được lắp đúng vị trí đã định. Nếu chiều dài của mayơ lớn hơn nhiều so với đường kính trục tại chỗ lắp thì cần có biện pháp đơn giản để khống chế sự dịch chuyển của chúng theo phương dọc trục.

4.3 Điều chỉnh bánh răng

Sai số về chế tạo các chi tiết theo kích thước chiều dài và sai số về lắp ghép làm cho vị trí vị trí bánh răng trên trục không chính xác. Trong hộp giảm tốc bánh răng trụ, để bù vào sai số đó thường lấy chiều rộng bánh răng nhỏ tăng lên 10% so với chiều rộng bánh răng lớn.

4.4 Điều chỉnh khe hở các ổ lăn

Sự tồn tại khe hở trong ổ lăn (khe hở dọc trục và khe hở hướng tâm), cũng như biến dạng của trục dưới tác dụng của ngoại lực là nguyên nhân làm trục bị đảo và dao động. Khe hở ảnh hưởng đến sự phân bố tải trên các con lăn và độ bền lâu của ổ cho nên chúng ta phải điều chỉnh khe hở cho hợp lý để giảm tiếng ồn, giảm dao động, tăng độ cứng của gối trục.

Điều chỉnh ổ bằng cách dịch chuyển vòng ngoài bằng cách điều chỉnh những tấm đệm điều chỉnh, trong đó đệm điều chỉnh được đặt giữa nắp và vỏ hộp. Đệm bằng kim loại :sắt tây hoặc đồng có chiều dày từ 0,1 đến 0,15mm.

Tài liệu tham khảo

1. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập một, hai của PGS.TS. Trịnh Chất – TS. Lê văn Uyển nhà suất bản Giáo dục.

2. Chi tiết máy tập một, tập hai của Nguyễn Trọng Hiệp nhà suất bản Giáo dục.

3. Bài giảng và hướng dẫn làm bài tập dung sai của Ninh Đức Tốn Trường đại học bách khoa Hà Nội.

ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY GVHD : ĐOÀN YÊN THẾ

Một phần của tài liệu Đồ án chi tiết máy (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w