PHẦN SÁ U: BÔI TRƠN LẮP GHÉP ĐIỀU CHỈNH 1 Bôi trơn

Một phần của tài liệu Đồ án chi tiết máy (Trang 67 - 70)

2. Chọn kết cấu hộp giảm tốc

PHẦN SÁ U: BÔI TRƠN LẮP GHÉP ĐIỀU CHỈNH 1 Bôi trơn

1. Bôi trơn

1.1 Chọn phương pháp bôi trơn a) Bôi trơn hộp giảm tốc

Để giảm mất mát công suất vì ma sát, giảm mài mòn răng, đảm bảo thoát nhiệt tốt và đề phòng các tiết máy bị han gỉ cần phải bôi trơn liên tục các bộ truyền trong hộp giảm tốc.

Với vận tốc vòng nhỏ ta bôi trơn bộ truyền bằng cách bôi trơn ngâm dầu

Lấy chiều sâu ngâm dầu là 1/4 bán kính của bánh răng cấp chậm. Do đáy hộp giảm tốc cách chân răng 1 lượng là 36mm vậy chiều cao của lớp dầu cần phải có trong hộp giảm tốc là 94,329mm.

b) Bôi trơn ổ lăn

Khi ổ được bôi trơn đúng kỹ thuật, nó sẽ không bị mài mòn bởi vì chất bôi trơn sẽ giúp tránh không để các chi tiết kim loại trực tiếp tiếp xúc với nhau. Ma sát trong ổ sẽ giảm, khả năng chống mòn của ổ tăng lên, bảo vệ bề mặt không bị han gỉ, đồng thời giảm được tiếng ồn.

Các ổ lăn được bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ. Nhưng ở đây ta chọn phương pháp bôi trơn bằng mỡ vì so với dầu thì mỡ bôi trơn được giữ trong ổ dễ dàng hơn, đồng thời có khả năng bảo vệ ổ tránh tác động của tạp chất và độ ẩm. Mỡ có thể dùng cho ổ làm việc lâu dài (khoảng 1 năm), độ nhớt ít bị thay đổi khi nhiệt độ thay đổi nhiều.

1.2 Chọn loại vật liệu bôi trơn a) Vật liệu bôi trơn hộp giảm tốc

Dùng dầu ô tô, máy kéo AK10 hoặc AK15 để bôi trơn hộp giảm tốc.

Chọn độ nhớt để bôi trơn phụ thuộc vào vận tốc, vật liệu bánh răng tra ở bảng 18 – 11 trang 100 - “ Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 2 “. Vậy ta chọn được độ nhớt

là : ( )

( )216 16

11186 186

ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY GVHD : ĐOÀN YÊN THẾ

Độ nhớt Khối lượng

Tên gọi Centistoc Engle riêng g/cm2

500C 1000C 500C 1000C ở 200C Dầu ô tô máy kéo AK – 10

Dầu ô tô máy kéo AK – 10 ≥ 70

≥ 135 ≥ 10

≥ 15 ≥ 9,48

≥ 23,7 ≥ 1,86

≥ 1,86 0,886 – 0,9260,886 – 0,926 b) Vật liệu bôi trơn ổ lăn

Mỡ bôi trơn ổ lăn chính là dầu có chứa các chất làm đặc, thường là soáp kim loại. Khi muốn chọn loại mỡ bôi trơn ta cần xét tới độ đậm đặc, phạm vi nhiệt độ làm việc và đặc tính chống rỉ của chúng. Theo bảng 15 – 15a trang 45 - “ Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 2 “ ta chọn mỡ bôi trơn có ký hiệu LGMT2 với chất làm đặc lithium soap. Có thể xác định lượng mỡ tra vào ổ lần đầu như sau :

G=0,005DB

trong đó : G – lượng mỡ (g)

D, B – là đường kính vòng ngoài và chiều rộng ổ lăn (mm)

Sau một thời gian sử dụng cần bổ sung lượng mỡ cần thiết vào ổ lăn nhờ nút hoặc vú mỡ.

1.3 Các chi tiết liên quan

Lót kín bộ phận ổ nhằm mục đích bảo vệ ổ khỏi bụi bặm, chất bẩn, hạt cứng và các tạp chất khác xâm nhập vào ổ, đề phòng mỡ chảy ra ngoài.

Vòng phớt được dùng để lót kín và là chi tiết được dùng khá rộng rãi do có kết cấu đơn giản, thay thế dễ dàng nhưng chóng mòn và ma sát lớn khi bề mặt có độ nhám cao. Ta chỉ cần chọn vòng phớt cho trục vào và ra và tra bảng 15-17 trang 50.

d d1 d2 D a b S0 30 31 29 43 6 4,3 9 75 76,5 74 98 12 9 15 D d b d a 2

ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY GVHD : ĐOÀN YÊN THẾ

Để ngăn cách mỡ trong bộ phận ổ với dầu trong hộp thường dùng các vòng chắn mỡ (dầu). Kích thước vòng chắn mỡ (dầu) cho như hình vẽ.

a 60° b t t = 3mm, a = 9mm 2. Xác định và chọn các kiểu lắp

Chọn lắp ghép theo tiêu chuẩn thực hiện bằng cách phối hợp các miền dung sai khác nhau của lỗ và trục với cùng một cấp chính xác hoặc với các cấp chính xác khác nhau. Ta nên chọn các kiểu lắp ghép ưu tiên vì đã được tiêu chuẩn hoá.

Lắp ghép có thể thực hiện theo hệ thống lỗ hoặc hệ thống trục. Nên ưu tiên sử dụng hệ thống lỗ vì khi đó có thể tiết kiệm được chi phí gia công nhờ giảm bớt được số lượng dụng cụ cắt và dụng cụ kiểm tra khi gia công lỗ.

Sai lệch giới hạn của trục và lỗ đối với hệ thống lỗ và hệ thống trục cho trong các bảng P.4.1 và P.4.2 trang 218, 219 -“ Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 2 “

Tuỳ vào vị trí tương đối của miền dung sai trục và miền dung sai lỗ, người ta phân ra : lắp có độ hở, lắp trung gian và lắp có độ dôi.

Ta dùng kiểu lắp ưu tiên 6 7

s

j H

, dùng ở mối ghép để tháo lắp, chẳng hạn bánh răng, bánh đai, vòng định vị, khớp nối lên trục khi chịu tải trọng tĩnh và không va đập.

Lỗ và các kích thước trong của chi tiết được kí hiệu bằng chữ in hoa kèm theo cấp chính xác, thí dụ H7, F8, K7, còn trục và các kích thước ngoài được kí hiệu bằng chữ thường kèm theo cấp chính xác, thí dụ e8, k6, h7, v.v...

Dung sai, là hiệu số kích thước giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất hoặc là hiệu số giữa sai lệch trên và sai lệch dưới. Dung sai luôn luôn có giá trị dương và biểu hiện phạm vi cho phép của sai số kích thước.

Lắp ghép phối hợp, hình thành bằng cách phối hợp miền dung sai của lỗ và của trục ví dụ 6 7 k H , 6 7 k N , v.v ... Chọn kiểu lắp ghép cho ổ lăn :

ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY GVHD : ĐOÀN YÊN THẾ - Vòng trong quay chịu tải trọng tuần hoàn nên chọn miền dung sai của trục là k6 bảng 20 – 9 trang 130, miền dung sai của lỗ là H7.

- Vòng ngoài cố định chịu tải cục bộ nên họn kiểu lắp 6

7

h H

Chọn kiểu lắp cho then :

- Then lắp trên trục theo kiểu lắp 9

9

h N

- Then lắp trên bạc(bánh răng, bánh đai...) theo kiểu lắp 9

9

hJS JS

Một phần của tài liệu Đồ án chi tiết máy (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w