ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC LÝ THUYẾT 3.1 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ
3.7 THỊ QUÃNG ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN TĂNG TỐC
Hình 3.7 Đồ thị thời gian và quãng đường tăng tốc của ô tô
Thời gian tăng tốc của xe từ biểu thức j = dv
dt ta suy ra
1 dt = dv
j xe khởi hành ở số truyền 1 vận tốc ban đầu bằng không, quá trình tăng tốc ở từng số truyền được tách ra thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ sơ cấp của hộp số, ly hợp trượt, người điều khiển phải giữ cho ly hợp truyền mô men danh nghĩa tránh để sang nhánh quá tải.
Giai đoạn 2: Tốc độ động cơ bằng tốc độ trục sơ cấp của hộp số, mômen động cơ giảm dần tuyến tính trên đoạn điều chỉnh gia tốc cũng giảm theo.
Khi gia tốc giảm tới giá trị bằng giá trị cực đại của số truyền cao hơn liền kề là lúc chuyển số.
Cho vận tốc xe từ khi đóng ly hợp đến khi chuyển số, chia thành các đoạn dv trên mỗi đoạn lấy giá trị trung bình ta xác định được D, j . Tổng các giá trị đó là thời gian tăng tốc của mỗi số truyền, tính cho tất cả các số truyền công thêm thời gian chuyển số ta được thời gian tăng tốc tổng cộng.
Thời gian chuyển số t1 gồm cả thời gian đạp côn ngắt ly hợp chuyển số và đóng ly hợp cho tới khi tốc độ động cơ giảm về tốc độ danh nghĩa. Thời gian này bình thường thường lấy bằng 3 giây.
Quãng đường thời gian tăng tốc của ô tô: dS=vdt
v2
v1
S = vdt∫ , quãng đường tăng tốc của xe là tổng tất cả các dS. Quãng đường và thời gian tăng tốc của số truyền cuối là lớn nhất vì ở số truyền này tỷ số truyền thấp nhất, khả năng gia tốc là thấp nhất và lực cản gió là lớn nhất.
Càng về cuối mỗi số truyền sự tăng quãng đường và thời gian so với sự tăng vận tốc càng lớn.
Khi chuyển số thời gian tăng tốc và quãng đường vẫn tăng nhưng vận tốc lại giảm ly hợp ngắt bánh chủ động không nhận được mô men từ động cơ mà xe vẫn chuyển động và tác động bởi lực cản lăn và lực cản gió.