Tóm tắt nội dung một vài phƣơng pháp dự báo nhu cầu điện

Một phần của tài liệu 296809 (Trang 55 - 57)

a. Phƣơng pháp hệ số đàn hồi theo nhịp tăng GDP.

Phƣơng pháp này thích hợp với các dự báo trung và dài hạn. Phƣơng pháp luận của phƣơng pháp dự báo này là trên cơ sở dự báo các kịch bản phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu điện năng đƣợc mô phỏng theo quan hệ đàn hồi với tốc độ tăng trƣởng kinh tế.

Tốc độ tăng nhu cầu điện (%) Hệ số đàn hồi điện =

Tốc độ tăng trƣởng GDP (%)

Các hệ số đàn hồi đƣợc xác định theo từng ngành theo chuỗi phân tích quá khứ.

b. Phƣơng pháp ngoại suy theo thời gian.

Nội dung của phƣơng pháp là nghiên cứu sự diễn biến của điện năng, trong quá khứ tƣơng đối ổn định để tìm ra một quy luật nào đó, rồi kéo thời gian dài quy luật ấy ra để dự đoán cho tƣơng lai.

Phƣơng pháp này chỉ sử dụng khi thiếu thông tin về tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, các phụ tải dự kiến, mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tƣơng lai để làm cơ sở dự báo.

Mô hình này thƣờng có dạng At = A0 (1 + )t

Trong đó: At - điện năng dự báo năm thứ t A0 - điện năng ở năm chọn làm gốc

Tốc độ phát triển bình quân hàng năm t - thời gian dự báo

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là chỉ cho ta kết quả chính xác nếu tƣơng lai không có nhiễu và quá khứ phải tuân theo một quy luật.

c. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu:

Nội dung phƣơng pháp là so sánh đối chiếu nhu cầu phát triển điện năng của các nƣớc có hoàn cảnh tƣơng tự. Phƣơng pháp này tƣơng đối đơn giản thƣờng đƣợc dùng mang tính tham khảo, kiểm chứng.

d. Phƣơng pháp chuyên gia:

Nội dung chính là dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia giỏi, các chuyên gia sẽ đƣa ra các dự báo của mình.

e. Phƣơng pháp tính trực tiếp:

Nội dung của phƣơng pháp này là xác định nhu cầu điện năng của dự báo dựa trên tổng sản phẩm kinh tế của các ngành trong năm và xuất tiêu hao điện năng

của từng loại sản phẩm hoặc xuất tiêu hao trung bình cho một hộ gia đình, bệnh viện, trƣờng học, khách sạn…vv phƣơng pháp này tỏ ra khá chính xác khi đối tƣợng có đầy đủ thông tin về tốc độ phát triển kinh tế xã hội, các phụ tải dự kiến mới và phát triển mở rộng của các ngành kinh tế, mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật …vv. và cho ta biết đƣợc tỷ lệ sử dụng điện năng trong các ngành kinh tế nhƣ trong công nghiệp, nông nghiệp, quản lý tiêu dùng dân cƣ..vv… Với các ƣu điểm và độ chính xác bám sát thực tế phát triển của khu vực dự báo, không quá phức tạp nên phƣơng pháp này đƣợc dùng phổ biến cho các dự báo tầm ngắn (1-2 năm ) và tầm vừa (3-10 năm) trong các đề án quy hoạch tỉnh , thành phố vv…

Tóm tại:

Lựa chọn phƣơng pháp dự báo nhu cầu điện năng là phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các địa phƣơng và số liệu điều tra thu thập nhu cầu cần điện của các tỉnh đã đƣợc khảo sát quy hoạch đƣợc tính toán dự báo theo hai phƣơng pháp là:

- Phƣơng pháp tính trực tiếp đƣợc sử dụng tính toán cho giai đoạn 2008 -2010 trong giai đoạn này đề tài đề cập kết quả dự báo theo quy hoạch phát triển điện lực của một số tỉnh thành đã đƣợc Bộ công nghiệp phê duyệt.

- Phƣơng pháp hệ số đàn hồi đƣợc sử dụng tính toán cho giai đoạn 2011- 2015- 2020

Một phần của tài liệu 296809 (Trang 55 - 57)