Hệ thống giảm xóc tự động

Một phần của tài liệu 216481 (Trang 71 - 72)

Như đã thấy ở chương 1 và 2, hệ thống giảm xóc tự động là một bước tiến trong thiết kế ôtô. Nó có những tính năng vượt trội so với hệ thống giảm xóc thông thường, có khả năng đáp ứng nhiều yêu cầu về tính năng kỹ thuật hơn, mang lại sự tiện lợi và an toàn cho người dùng. Quá trình nghiên cứu hệ thống điều khiển giảm xóc đã diễn ra trong hơn 4 thập kỷ qua và cho tới những năm cuối của thập kỷ 80, hệ thống giảm xóc tự động đã trở thành một trong những thành phần của ôtô hiện đại. Việc nghiên cứu thiết kế điều khiển của hệ thống giảm xóc bán chủ động và chủ động đã được tiếp cận với nhiều phương pháp khác nhau, từ những phương pháp thông thường đến những phương pháp hiện đại. Có hai hướng chính trong các phương pháp đó, thứ nhất, đó là sử dụng các nguyên lý điều khiển Skyhook, Groudhook và các nguyên lý mở rộng của chúng Extended Groundhook hay Hibrid Skyhook/Groundhook. Thứ hai, sử dụng các lý thuyết điều khiển tối ưu để tính toán, phân tích hệ thống giảm xóc. Dựa vào mức độ chủ động của hệ thống, có thể phân chia hệ thống giảm xóc thành 3 nhóm chính sau:

• Hệ thống bị động: Bao gồm các thành phần thông thường của một hệ thống giảm xóc với các đặc tính cố định theo thời gian. Không có năng lượng bên ngoài cung cấp trực tiếp cho loại giảm xóc này.

• Hệ thống bán chủ động: Bao gồm các bộ phận đàn hồi và bộ phận giảm chấn mà đặc tính của chúng có thể thay đổi bởi các điều khiển bên ngoài bằng tín hiệu truyền vào hệ thống.

• Hệ thống chủ động hoàn toàn: Hệ thống chủ động không sử dụng lò xo, nó chỉ có một cơ cấu chấp hành tạo nên lực mong muốn cho hệ thống giảm xóc. Một ví dụ cho hệ thống này là giảm xóc Bose LEM (Linear

lectronmagnetic Motor), sử dụng một động cơ điện từ tuyến tính trên mỗi bánh thay cho các thiết bị lò xo và giảm chấn truyền thống.

Hình 3.7. Hệ thống giảm xóc LEM của hãng Bose

Một phần của tài liệu 216481 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w