Đặt màu cho khung trình diễn

Một phần của tài liệu _p_d_ng_c_ng_ngh_multimedia_trong_c_ng_t_c_gi_o_d_c (Trang 55 - 57)

12 bytes 4 bytes 2336 bytes

4.3.2.Đặt màu cho khung trình diễn

Để thay đổi màu cho khung trình diễn ta sử dụng hộp hội thoại Movie Properties (thuộc tính của phim) bằng cách: chọn menu Modify, Movie, Properties (với Director); chọn menu Modify, Movie (với Flash). Trong hộp hội thoại này chúng ta sẽ thay đổi màu nền của Scene trong Flash và màu của sân khấu (Stage color) trong Director.

Ngoài ra trong hộp hội thoại Movie Properties còn cho phép chúng ta thay đổi kích thước của khung trình diễn, cũng như cho phép hiển thị lưới hay không hiển thị lưới. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp cho người sử dụng làm việc dễ dàng hơn khi thiết kế các khung nhìn thích hợp với các yêu cầu độ chính xác cao.

4.3.3. Bảng điểm

Bảng điểm là cửa sổ quan trọng nhất của Director và Flash, có thể gọi đó là trung tâm điều khiển của ứng dụng. Bảng điểm giống như một bảng biểu trong excel mà mỗi tế bào của nó là một frame. Bảng điểm phản ánh tình trạng, nội dung của khung trình diễn và những đối tượng trên khung trình diễn trong một khung hình nhất định nào đó. Một frame được đặt trong bảng điểm sẽ nằm ở một trong các kênh, lớp (layer).

55

Khung hình Cửa sổ bảng điểm

của Director

Cửa sổ bảng điểm của Flash

Hình 7: Cửa sổ bảng điểm

Director và Flash sẽ duyệt qua các khung hình trong cửa sổ bảng điểm và số lượng các khung hình là không hạn chế. Mỗi khung hình sẽ hiển thị một cảnh nào đó khi chương trình đọc tới vị trí khung hình đó trong cửa sổ bảng điểm. Theo mặc định chương trình sẽ đọc qua các khung hình cho tới khi kết thúc phim, đó là nguyên tắc của các phim tuyến tính.

Các kênh được xếp lớp với nhau, hình ảnh của kênh 1 sẽ được hiển thị trên nền, hình ảnh của kênh 2 sẽ được hiển thị trên nền của kênh 1... Hiệu ứng mực (ink effect) được dùng để tạo ra hiệu ứng xếp lớp giữa các kênh trong bảng điểm.

4.3.4. Inport

Bằng việc hộ trợ tất cả các định dạng dữ liệu Multimedia, Director và Flash đều cho phép nhập những phần tử từ ngoài vào, bao gồm văn bản, phim, ảnh, âm thanh... Chính khả năng thích ứng với các định dạng dữ liệu khác nhau này đã khiến cho Director và Flash được coi như một phần phần đạo diễn xây dựng nên các ứng dụng multimedia thông qua các hiệu ứng đã được xử lý bởi các chương trình khác.

Cửa sổ Import của Director Cửa sổ Import của Flash

Hình 8: Cửa sổ Inport

Ngoài ra Director còn cho phép khả năng chuyển đổi giữa các bảng màu, độ phân giải màu. Director cho phép xây dựng các phim có độ phân giải màu 24bit, đây là một điểm thuận lợi của Director. Song khi xây dựng các ứng dụng ta nên chọn độ phân giải màu 16 bit (32.768 màu) hoặc thấp hơn bởi vì các bảng màu có độ phân giải cao hơn sẽ không hiển thị được trên các máy có độ phân giải màu thấp hơn còn bảng màu có độ phân giải thấp hơn vẫn có thể hiển thị trên các máy có độ phân giải cao hơn, mặt khác do mục đích chương trình luận văn là ứng dụng multimedia trên mạng nên khi chọn màu có độ phân giải lớn sẽ tạo nên những file lớn kết quả là khi chúng được ứng dụng chạy trên mạng sẽ đem lại hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu _p_d_ng_c_ng_ngh_multimedia_trong_c_ng_t_c_gi_o_d_c (Trang 55 - 57)