Có nhiều loại giao diện nối tiếp khi truyền nhận thông tin qua cổng COM , tuy nhiên khi bộ vi xử lí đặt ngay gần máy tính ta có thể sử dụng cổng nối tiếp RS-232 để ghép nối trực tiếp. Giao diện nối tiếp RS-232 hoặc có thể gọi là V.24 mô tả giao diện điện áp thuần túy.Các mức Logich High hoặc Low đều là một mức điện áp từ +3V đến +15V hoặc –3V đến –15V so với đường dẫn mass nối chung.
Ưu điểm của giao diện RS-232 là việc xử lí rất đơn giản (tìm lỗi rất nhanh) nên được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến nên khả năng giao tiếp rất lớn,hầu hết ở các máy tính PC đều có cổng RS-232, vì vậy số thiết bị ngoại vi ghép nối với máy tính PC qua giao diện RS-232 cũng nhiều .Về nhược điểm của loại giao diện này phải kể đến khoảng cách truyền rất bị hạn chế và tốc độ truyền chưa cao.Tuy nhiên trong việc thiết kế mạch ngoại vi cho đề tài này để đơn giản về thiết kế cũng như nhằm đạt được yêu cầu của đề tài, mạch giao tiếp qua cổng COM của đồ án sẽ sử dụng loại giao diện RS-232.Khi cần mở rộng đề tài đòi hỏi khoảng cách truyền xa hơn,tốc độ truyền nhanh hơn chẳng hạn chúng ta sẽ phải sử dụng loại giao diện tiên tiến khác như RS-422,RS-485.
V.1 Bảng thông số về tính năng kĩ thuật cuả giao diện RS-232 / V 24 :
Chức năng Liên kết điểm với điểm
Loại giao diện Giao diện điện áp không đối xứng Khả năng chống nhiễu Nhỏ
Bộ đệm cực đại 1
Bộ nhận cực đại 1
Độ dài đường truyền cực đại 15 mét
Tốc độ truyền cực đại 20 KBaud đến 100 Kbaud Điện áp lối ra của bộ đệm:
-Không tải: -15V , +15V
Điện trở lối ra của bộ đệm 3 KÔm đến 7 KÔm Điện trở lối vào của bộ nhận 3 KÔm đến 7 KÔm
Độ nhạy của bộ nhận -3V hoặc +3v