Có hai cách thức truyền nối tiếp:
Trong phạm vi thiết kế cho đề tài chúng tôi xin chỉ đề cập kĩ đến phương thức truyền thông tin nối tiếp theo phương thức không đồng bộ.
III.1 Truyền đồng bộ :
Dữ liệu được truyền theo từng mảng (khối) với một tốc độ xác định . Mảng dữ liệu trước khi được truyền đi sẽ được gắn thêm ở đầu mảng và ở cuối mảng các byte (hoặc một nhóm bít) đánh dấu đặc biệt.
III.2 Truyền không đồng bộ:
Dữ liệu được truyền đi theo từng kí tự.Kí tự cần truyền được được gắn thêm một bit dấu ở đầu để báo bắt đầu kí tự (start)và một hoặc hai bit dấu ở cuối để báo kết thúc kí tự (stop).Ở phương pháp này mỗi kí tự được nhận dạng riêng biệt nên nó có thể được truyền đi vào bất cứ lúc nào,tức là giữa các kí tự truyền đi có thể có các khoảng cách về thời gian .
Dạng thức của dữ liệu truyền đi theo phương pháp truyền nối tiếp không đồng bộ có dạng như sau:
Chiều của dòng dữ liệu
Luôn ở mức cao Luôn ở mức cao
Start D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 Parity Stop Stop Mã ASCII của kí tự cần truyền
Tùy theo loại loại mã (Baudot,ASCII,…)được chọn trong quá trình truyền thì ta sẽ có độ dài cho mã kí tự khác nhau có thể là 5,6,7,8 bit(trong đồ án này mã của kí tự được qui định là mã ASCII).Với từng hệ thống truyền tin khác nhau thì bên cạnh các bit mã dữ liệu ta còn có thể tùy chọn có hoặc không có bit Parity để kiểm tra lỗi khi truyền hoặc ta có thể tùy chọn 1 hoặc 2 bít Stop,nhưng trong mọi trường hợp thì bắt buộc phải có 1 bit Start