II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH
6. Bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính là hoạt động có tầm quan trọng số một trong hoạt động của doanh nghiệp.Quản lý tài chính thông thường thuộc về những nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp như: Phó tổng giám đốc thứ nhất hoặc giám đốc tài chính, nhưng đôi khi chính tổng giám đốc làm nhiệm vụ của nhà quản lý tài chính. Trong các doanh nghiệp lớn, các quyết định quan trọng thương do một uỷ ban tài chính đưa ra. Còn trong các doanh nghiệp nhỏ thì chính chủ nhân - tổng giám đốc đảm nhận hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Một người giám đốc tài chính thường có những trách nhiệm chung như:
Phân tích cấu trúc và rủi ro tài chính.
Theo dõi lợi nhuận và chi phí,điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính, chuẩn bị báo cáo đặc biệt.
Dự báo những nhu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chi tiêu, phân tích những sai lệch, thực hiện động tác sửa chữa.
Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính.
Quản lý nhân viên.
Phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư ( nếu có).
Nắm bắt và theo doic thị trường chứng khoán liên quan đến các hoạt độngcủa công ty.
Thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan.
Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra.
Bên cạnh đó còn có cả một phòng - ban tài chính với kế toán trưởng, kế toán viên, thủ quỹ giúp giám đốc tài chính điều hành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phòng ban này có nhiệm vụ sau:
Lựa chọn các phương thức huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhất.
Lập kế hoạch tài chính.
Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp và kiểm tra tài chính.
Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn và đúng chế độ các khoản nợ và đôn đốc thu nợ.
Tham gia vào công tác xây dựng giá bán, thiết lập các hợp đồng kinh tế với khách hàng.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ