Trong phần thực nghiệm ta sẽ thiết kế 2 cell với các kích thước trong phần 4.1. Kết
quả thực nghiệm như sau:
Hình ảnh anten metamaterial 2 cell
Ta thu được 3 đỉnh cộng hưởng giống như mô phỏng tuy nhiên tần số không giống như thiết kế do các nguyên nhân sau:
- Via không vừa lỗ khoan dẫn đến điện cảm thay đổi. - Độ dày vật liệu không chính xác là 1.6mm
3 đỉnh cộng hưởng là 1.767GHz S11 = -22.659 dB 3.518 GHz S11 = -18.8 dB 3.667 GHz S11 = -19.14 dB
KẾT LUẬN CHUNG
Bằng cách thay đổi hẳn về chất liệu mà Metamaterial đã khắc phục được những hạn chế của công nghệ trước đây như siêu thấu kính làm bằng vật liệu metamaterial có độ phân giải cao hơn thấu kính thông thường nên nó có khả năng theo dõi được các tế bào ung thư …Về lĩnh vực anten nó đã góp phần cải thiện được dải tần hẹp của anten mạch dải bằng cách nó có thể hoạt động được nhiều dải tần hơn và đặc biệt là có khả năng tăng gain mà không làm thay đổi tần số hoạt động điều này anten mạch dải thông thường không làm được. Thật vậy như đã biết thì anten mạch dải có tần số hoạt động phụ thuộc chặt chẽ vào kích thước vật lý vì vậy khi tăng kích thước lên để tăng gain thì sẽ làm dịch tần số hoạt động. Trong phần luận văn đã phân tích và thiết kế sử dụng phân mềm Ansoft HFSS v 10 và đã chỉ rõ được những lợi điểm trên.
Ngoài những đặc tính cơ bản trên metamaterial có thể làm bộ chia mà mỗi cổng ra đều có pha là như nhau bằng cấu trúc CRLH. Với cách thức đó ta có thể thiết kế và chế tạo khá đơn giản mà không cần phải điều chỉnh gì nhiều.
Trong quá trình thưc hiện làm luận văn mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét quý báu của các thầy cô.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy Phan Anh, thầy Thẩm Đức Phương, và bạn bè đã có những đóng góp và động viên sâu sắc. Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn đến thạc sĩ Trần Thị Thuý Quỳnh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khoá luận tốt nghiệp.
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Phan Anh, Lý thuyết và kỹ thuật anten, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007 [2] Nguyễn Chương Đỉnh, Bùi Hữu Phú, Sử dụng phương pháp FDTD khảo sát
anten vi dải, Tạp chí bưu chính viễn thông, 2008
[3] Thái Hồng Nhị, Trường điện từ truyền sóng và anten, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội,
[4] Vũ Đình Thành, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Minh Tú, Thiết kế và thử nghiệm
anten vi dải, Tạp chí bưu chính viễn thông.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[5] Christophe Caloz, Tatsuo Itoh, Electromagnetic metamaterial: Transmission line
theory and microwave applications, John Wiley & Son, INC, 2005
[6] Constantine A. Balanis, Antenna theory analysis and design 2nd , John Wiley & Son, INC.
[7] Ramesh Garg, Prakash Bhartia, Inder Bahl, Apisak Ittipiboon, Microstrip
Antenna design handbook, Artech House, Boston London
[8] Anthony Lai, Kevin M. K. H. Leong, Tatsuo Itoh, Infinte wavelength resonant
antennas with monopolar radiation pattern based on Periodic structures,IEEE
Transactions on antennas and propagation, vol .55, No.3, March 2007 [9] David M. Pozar, Microwave engineering 2nd , John Wiley & Son, INC. [10] Adrien Tennent, High performance front end gps module, University of Victoria, P.O.Box 3055, STN CSC
[11] Lei Zhu, A brief intro to metamaterial,IEEE Potentials, 2004 [12]Microstrip Inductor Calculator,
http://www.daycounter.com/Calculators/Microstrip-Inductor-Calculator.phtml