Xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hoá sản

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 100 - 102)

3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam

3.1.3. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hoá sản

Bài học từ hai vụ kiện cá tra, ba sa và tôm là cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, giảm bớt lệ thuộc vào một thị trường, một sản phẩm, giảm rủi ro; nếu sản phẩm tốt, giá phải chăng, thì dù ở nơi nào, lúc nào, hàng thủy sản nước ta vẫn chiếm ưu thế. Bên cạnh việc tập trung vào các thị trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam tăng cường năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; Phương hướng của Việt Nam là giữ vững thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và các thị tường thu nhập cao khác, mở rộng thêm các thị trường mới như Ucraina, Ai cập, Braxin… tập trung vào các sản phẩm đặc trưng cho thương hiệu thuỷ sản Việt Nam như tôm đông lạnh, cá tra cá basa…

Vì vậy để đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm trong thời gian tới cần phải:

- Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu gắn chặt với nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định bằng cách giải quyết sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu (đánh bắt, nuôi trồng...) và khu vực chế biến xuất khẩu thủy. Phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu, từ ao nuôi đến bàn ăn. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác; chú trọng phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định, có khả năng cung cấp kịp thời nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động mở rộng thị trường với hoạt động ngoại giao.

- Thực hiện linh hoạt chính sách khuyến khích mở rộng thị trường phù hợp với những thay đổi của thị trường và pháp luật các nước nhập khẩu.

- Đổi mới công tác thông tin tiếp thị, áp dụng công nghệ thông tin, khuyến khích đa dạng hoá hoạt động thông tin ở cấp nhà nước và cấp doanh nghiệp, theo một tổ chức đồng bộ, thống nhất. với định hướng chiến lược chung và sách lược rõ ràng.

- Phát triển mạnh xuất khẩu tại chỗ phục vụ phát triển du lịch và thị trường tiêu thụ trong nước song song với thị trường nước ngoài.

- Phát triển xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản tươi sống, cá đông lạnh, đồ hộp, các mặt hàng giá trị gia tăng, các sản phẩm ăn liền đóng gói nhỏ.

- Phát triển xuất khẩu các sản phẩm từ cá và các đặc sản nước ngọt, phát triển sản xuất và xuất khẩu cá cảnh, tiến tới xuất khẩu các loại giống thuỷ sản và các chế phẩm sinh học có giá trị cao trong sinh học.

- Thành lập ngân hàng cổ phần thương mại thuỷ sản Việt Nam, nhằm huy đôngj vốn đóng góp của mọi thành phần kinh tế để thức đẩy và hỗ trợ cho phát triển sản xuất kinh doanh chế biến xuất khẩu thuỷ sản

- Thu hút và khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực thuỷ sản để có được nguồn vốn lớn và ổn định để xây dựng chiến lược đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w