Tác động đến mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 81)

2. Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản

2.1.5. Tác động đến mở rộng thị trường

Những cam kết gia nhập WTO về tự do hóa thương mại và thương mại bình đẳng không phân biệt đối xủ đã thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường, hàng thuỷ sản Việt Nam có thể thâm nhập thị trường các nước thành viên WTO một cách thuận lợi hơn. Năm 2007 mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên khắp 146 nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Năm 2008, Việt Nam XK thủy sản sang 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm khác nhau. Vượt qua khó khăn, XK thủy sản sang các thị trường chính, và các mặt hàng chính (trừ hàng khô) đều tăng. Gia nhập WTO không chỉ đem lại các cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mà Việt Nam quan tâm (bốn thị trường xuất khẩu chính chiếm hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều là các Thành viên của WTO). Năm 2008, EU nhập khẩu 349 nghìn tấn thủy sản Việt Nam với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về GT, chiếm 25,4% cơ cấu thị phần của ngành thủy sản, tiếp tục giữ vị trí nhà NKTS lớn nhất. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, cũng trong năm này, Việt Nam xuất sang 26/27 quốc gia thuộc khối liên minh. Nổi bật nhất là 5 thị trường NK đơn lẻ: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được NK vào EU trong năm này, trong đó, cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007. Cũng có thể hy vọng rằng việc gia nhập sẽ không chỉ thúc đẩy doanh số xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản truyền thống sang các thị trường hiện tại mà còn tăng xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản mới sang các thị trường mới như Nga, Ucraina, Ai Cập... Tăng 82,9% về GT, Nga trỗi dậy từ vị trí số 7 lên vị trí số 5, xét về mặt khối lượng, Nga đứng thứ 3 về NK thuỷ sản Việt Nam (sau EU và Nhật Bản). Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Ai Cập đạt 20,5 triệu USD tăng 4,7 lần so với năm 2006. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Ai Cập đã đạt 21,5

triệu USD. Ai Cập đang được xem như một thị trường mới và tiềm năng cho hàng hải sản Việt Nam.

Bảng 15 - Trị giá xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường tính sơ bộ 11 tháng năm 2008

Thị truờng Trị giá xuất khẩu (1000 USD)

EU 1 076 875 ASEAN 176 987 Mỹ 688 908 Nhật 770 741 Austraylia 124 070 Ucraina 154328 Nga 198572 Trung Quốc 72 388 Nguồn Tổng cục Thống kê 2.2. Tác động tiêu cực và những khó khăn

Mặc dù, những điều kiện thị trường thuận lợi cùng xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu nói chung và đối với sản phẩm nông nghiệp, thủy sản nói riêng đã tạo thuận lợi để thương mại hàng thủy sản Việt Nam càng phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội và thuận lợi do hội nhập kinh tế mang lại, thì xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức

Thứ nhất, tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản ngày càng tăng lên

Do xu hưóng tự do hóa thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh cả trên thị trường thế giới. Gia nhập làm tăng thách thức mà các doanh nghiệp trong nước gặp phải. Loại bỏ trợ cấp và giảm thuế nhập khẩu được coi là sẽ khiến một số ngành trong nước gặp nhiều khó khăn hơn và sẽ phải điều chỉnh. Rất nhiều cam kết cắt giảm thuế quan đã được thực thi và các cam kết khác sẽ được thực hiện trong tương lai gần. Quá trình này đòi hỏi các doanh nghiệp phải giám sát những sự thay đổi và đề ra phản ứng chiến lược hợp lý. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải cạnh tranh quyết liệt hơn với sản phẩm thủy sản nhập khẩu có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng từ các thì trường khác thâm nhập vào Việt Nam như Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Austraylia... Hàng thủy sản nước ta đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản của ta còn nhỏ bé, manh mún, yếu kém về năng lực sản xuất. Vì thế, chúng ta sẽ rơi vào “thế yếu” khi phải sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Trong một sân chơi bình đẳng, thủy sản nước ngoài cũng sẽ “ồ ạt” đầu tư vào Việt Nam, do đó chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ vào được thị trường các nước nhập khẩu, mà còn phải cạnh tranh với họ ngay tại thị trường Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường thủy sản cao cấp. Ngày nay, mức sống của nhân dân trong nước ngày càng cao, đặc biệt ở các khu đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, cộng với một bộ phận người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam làm cho cơ cấu người tiêu dùng hàng hóa thủy sản cũng thay đổi. Vì lẽ này, nhu cầu và thị hiếu hàng thủy sản của thị trường nội địa cũng sẽ thay đổi về cơ bản, sẽ chấm dứt tình trạng “hàng ngon” thì bán ra nước ngoài, còn “hàng xấu” thì người trong nước sử dụng. Chúng ta đối mặt với thực trạng

Quy mô của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực tài chính yếu kém, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý trong môi trường cạnh tranh quốc tế còn có hạn, các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết và chỉ tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết các ngành hàng. Vì vậy, mặc dù xuất khẩu chúng ta đứng ở thứ hạng cao nhưng do chúng ta chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao nên buộc phải lệ thuộc vào các trung gian thương mại nước ngoài. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và thiết kế, khả năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lực lượng lao động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển. Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật mặc đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO. Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó một thực tế khác là tỷ trọng sản phẩm thuỷ sản chế biên trong tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của ta còn thấp, chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, đông lạnh. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, việc xuất khẩu các sảm phẩm dưới dạng này sẽ khó có hiệu quả và chắc chắn gây khó khăn với các cơ sở chế biên vừa và nhỏ.

Thứ hai, những khó khăn thách thức nảy sinh từ phía thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam

Với xu hướng hội nhập kinh quốc tế, bên cạnh việc được cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, các hàng rào thương mại thì Việt Nam phải đối mặt với những quy định và cam kết ngày càng khắt khe hơn về an toàn thực phẩm, các biện pháp kỹ thuật thương mại (TBT) ngày càng tinh vi hơn, các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) của các

nước nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu sẽ tăng cường việc kiểm soát an toàn thực phẩm đặc biệt là dư lượng các chất dùng để chữa bệnh cho động vật nuôi trồng thủy sản. Danh mục các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản khi đó sẽ dài hơn và danh mục các chất được cho phép sử dụng trong chữa bệnh cho động vật nuôi trồng thủy sản sẽ rất ngắn với độ MRL rất thấp. Điều này là một thách thức không nhỏ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong việc tham nhập thị trường mới và duy trì những thị trường đã có. Các sản phẩm “ sạch” sẽ có khả năng thâm nhập vào thì trường thế giới dễ dàng hơn. Trong khi đó, chất lượng hàng thuỷ sản của ta tuy đã có nhiều cải thiện song vẫn còn dư lượng kháng sinh nhất định. Điều này được thế hiện như sau:

Thị trường Châu Á được coi là thị trường xuất khẩu thuỷ sản trọng điểm của ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhìn chung việc duy trì thị phần hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng rất khó khăn do phụ thuộc lớn vào cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác trong vùng, đặc biệt là sự cạnh tranh của Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ… Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng tác động bất lợi đến xuát khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này.

Trên thị trường có thu nhập cao như Mỹ và EU thì trở ngại lớn nhất của ta là việc đảm bảo chất lượng và an toàn hàng thuỷ sản theo những điều kiện HACCP. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 60% doanh nghiệp chế biến đảm bào các tiêu chuẩn HACCP và được phép xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, vấn đề về dư lượng kháng sinh và tình trạng nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất và ngâm hóa chất vẫn đang tiềm ẩn gây ra rủi ro, thiệt hại cho xuất khẩu. Việt Nam hiện nay không còn bị EU kiểm tra giám sát an toàn về sinh 100% các lô hàng thuỷ sản xuầt khẩu, song vẫn có thể bị áp dụng trở lại nếu Việt Nam kiểm tra giám sàt vệ sinh an toàn thực phẩm không chặt chẽ. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất. Việc xuất khẩu thủy sản sản của Việt Nam sang thị trường này trong những năm gần đây có một số trục trặc liên

quan đến các hàng rào luật lệ SPS/TBT, chẳng hạn như quy định về bảo vệ loài rùa biển, quy định cấm cá basa và cá tra mang nhãn hiệu cá da trơn (catfish), quy định tạm dừng các lô hàng thủy sản để xét nghiệm dư lượng flouroquinolone tại nơi đến trước khi thông quan ở 3 bang miền nam Hoa Kỳ (gồm có Louisiana, Alabama và Mississippi), v.v… Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp đảm bào chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản từ tàu thuyền, ao nuôi đến chế biến xuất khẩu, việc thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu các thị trường là rất cần thiết.

Thứ ba, Việt Nam là thành viên thứ 150 trên tổng số 151 thành viên của WTO nên phải chịu nhiều bất lợi thế của nước đi sau.

Đó là những bất lợi về thiếu thông tin thị trường, năng lực quản lý, kinh nghiệm và kiến thức tiếp cận thị trường xuất khẩu, khả năng phát triển hệ thống kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, phản ứng chính sách thường chậm và kém hiệu quả… Công tác dự báo thị trường của Việt Nam còn rất yếu, hơn nữa kinh nghiệm trong việc ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp còn nhiều hạn chế. Việt Nam vẫn bị áp dụng những điểu khoản của nền kinh tế phi thị trường sau khi gia nhập WTO. Vị thế phi thị trường khiến Việt Nam phải chịu bất lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá và đối kháng. Các đối tác thương mại sẽ dễ dàng hơn khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá chống lại Việt Nam. Các chi phí sản xuất của Việt Nam sẽ phải so sánh được với các chi phí của các quốc gia tham chiếu trong khi các quốc gia này có thể cung cấp một cột mốc chuẩn thích hợp hoặc không. Trong khi đó, các lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình sản xuất hàng hoá lại không được tính đến.

Thứ tư, yếu kém về năng lực cạnh tranh và tính năng động của thị trường

Gia nhập WTO Việt Nam đã có những cam kết về tự do hoá thương mại,

bạch rõ ràng và ổn định. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, cơ chế

tài chính vận hành chưa thực sự thông suốt. Hệ thống tài chính tiền tệ - một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của hoạt động xuất nhập khẩu chậm được đổi mới. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, đăc biệt là đường xá, cảng biển và hệ thống mạng viễn thông. Trình độ công nghệ tuy đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực song vẫn còn lạc hậu so với công nghệ của các nước phát triển trên thế giới. Thêm vào đó, tư duy kinh doanh, nghiệp vụ và phương thức kinh doanh tiếp thị, tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở trình độ thấp so với trình độ thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận, thâm nhập và mở rộng thị trường cho các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam.

Thứ năm, vấn đề thương hiệu của hàng thuỷ sản Việt Nam còn nhiều bất cập

Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa” thành “cá mú” ở thị trường Mỹ vừa qua. Việc sản phẩm chúng ta bị đem ra kiện cũng là đều đáng bàn. Đúng là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu không hề phá giá, nhưng Mỹ vấn thắng kiện? Điều đàu tiên, chính là sản phẩm của chúng ta chưa có thương hiệu và nhẵn mác trên thị trường họ. Hơn nữa, các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh không hề chú ý đến việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khẳng định và nâng cao uy tín sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Đồng thời, hiểu biết của người quản lý khi tham gia hoạt động kinh tế trên thị trường quốc tế còn kém, chưa có cái nhìn

sâu và nhạy bén trước tình hình đang diễn ra. Thêm nữa, mạng lưới các kênh phân phối để thựuc hiện xuất khẩu trực tiếp vào thị trường chính chưa tốt, chủ yếu là xuất khẩu trung gian môi giới và trung tâm tái xuất như Singapore, Hồng Kông. Xuất khẩu chủ yếu theo điều kiện của giá FOB và các điều kiện có hàm lượng dịch vụ bán hàng cao hơn mà chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như: Nhật Bản, EU, Mỹ… nên không tận dụng được cơ hội thì trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chưa có một kế hoạch hay chương trình tổng thể xúc tiến bán hàng thuỷ sản ra nước ngoài. Mặc dù có một số hoạt động xúc tiến như việc tham gia các hội chợ thương mại và việc cử các đoàn cán bộ đi khảo sát ở nước ngoài, nhưng nhìn chung các hoạt động này còn mang tính tự phát chưa coi là hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực sự. Ở nước ta hoạt động này nhin chung mới ở bước sơ khai chưa thực hiện kênh thông tin cho người tiêu dung ở các nứơc nhập khẩu, Cúng như phân tích, nghiên cứu cơ hội phát triển thị trường; hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế. Do vậy, vẫn rất cần một phương pháp thâm nhập thị trường đem lại uy tín bền vững cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Bên cạnh đó thì hoạt động tổ chức thu mua, chế biến cho xuất khẩu còn nhiêu khê, chưa tạo được sự ổn định về chất lượng uy tín sản phẩm để cạnh tranh bền vững trên thị trường.

Thứ sáu, mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w