Pha ổn định trạng thái

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC TÌM ĐƯỜNG TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY (Trang 106 - 111)

Ban đầu, mô hình của mạng sẽ đưa vào 4 đối tượng cần quan sát (cảm biến) và được mô tả như hình 5.21

Hình 5.21 : Sự xuất hiện 4 đối tượng cần cảm biến

Đối với các node không tham gia làm thành viên của bất ký cluster nào sẽ cho chúng rơi vào trạng thái Sleep hoàn toàn (chuyển thành màu trắng), như hình 5.22

Hình 5.22 : Các node không tham gia vào cluster chuyển sang chế độ sleep.

Bắt đầu quá trình cảm biến môi trường xung quanh. Khi cảm nhận được đối tượng thì node sẽ nhận được bản tin SESING_INFO, hình 5.23.

Hình 5.23 : Bản tin SENSING_INFO được gửi đến node cảm biến

Sau khi nhận được bản tin SENSING_INFO, node này sẽ tiến hành gửi bản tin SENSING_DATA đến các node hàng xóm của nó và node chính của cluster đó, mô tả như hình 5.24

Hình 5.24 : Bản tin SENSING_DATA được gửi đến các node hàng xóm.

Sau khi nhận được dữ liệu từ các node thành viên thì node cluster - heard sẽ tiến hành gửi bản tin forward đến tất cả các node thành viên trong cluster, mô tả như hình 5.25

Hình 5.25 : Node chính forward đến các node thành viên.

Cuối cùng, node chính sẽ tiến hành tổng hợp dữ liệu và gửi đến trạm gốc, mô tả như hình 5.26.

Hình 5.26 : Node chính gửi dữ liệu đến trạm gốc.

Đây là hình ảnh sau khi mà các đối tượng đi sâu vào trong mạng cảm biến và quá trình cảm biến, gửi dữ liệu về trạm gốc lại diễn ra như trên, mô tả như vẽ 5.27

KẾT LUẬN CHUNG

Khi một công nghệ mới ra đời luôn có những ý kiến đánh giá khác nhau về công nghệ đó và mạng cảm biến WSN cũng vậy. Với những tính năng ưu việt và khả năng ứng dụng to lớn, mạng cảm biến không dây đã nhanh chóng giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giáo sư trên toàn thế giới. Để mang lại lợi ích tối ưu cho người sử dụng thì tốt nhất là tận dụng các điểm mạnh riêng biệt của mạng cảm ứng, đó là các sensor giá thành thấp, tiêu thụ ít năng lượng và có thể thực hiện đa chức năng. Những sensor này có kích cỡ nhỏ và thực hiện chức năng thu phát dữ liệu và giao tiếp với nhau chủ yếu thông qua kênh vô tuyến. Dựa trên cơ sở đó người ta thiết kế ra mạng cảm biến nhằm phát hiện ra những sự kiện hoặc hiện tượng, thu thập và truyền dữ liệu cảm biến được đến người dùng cuối. Tuy nhiên, đối với mạng WSN vẫn còn rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện đặc biệt là vấn đề năng lượng và duy trì nguồn năng lượng cho các nút cảm biến. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu đưa ra được các giao thức mới có thể tiết kiệm được năng lượng cho các nút cảm biến tốt hơn các giao thức hiện nay.

Trong phạm vi đồ án này, em đã nghiên cứu được những nét khái quát nhất về mạng cảm biến, những giao thức định tuyến hay được dùng trong mạng và mô phỏng, đánh giá được LEACH là một giao thức định tuyến phân cấp mà giúp tiết kiệm được năng lượng cho các nút hơn so với giao một giao thức định tuyến khác, qua đó kéo dài được thời gian sống cho mạng. Trong thời gian làm đồ án em cũng đã cố gắng hết mình nhưng cũng mới chỉ nghiên cứu được đến đây và cũng không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn cũng như trong khoa để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Omnetpp.org

[2] Wireless Sensor Network Designs – Anna Hac – university of Hawaii at Manoa, Honolulu, USA

[3] Topology Control in Wireless Sensor Networks – Springer

[4] Wireless Sensor Network : Technology, Protocols, and Aplication – KAZEM SOHRABY, DANIEL MINOLI, TAIEB ZNATI.

[5] Protocols and Architectures for Wireless Sensor Networks - Holger Karl at University of Paderborn, GERMANY, Andreas Willig - Hasso- Plattner-Institute at the University of Potsdam, GERMAN.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC TÌM ĐƯỜNG TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY (Trang 106 - 111)