1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp:
3.3.2 Giao thức MAC truy cập ngẫu nhiên (Random Access-Based
Giao thức này dựa trên sự tranh chấp, không đòi hỏi sự phối hợp giữa các node đang truy cập kênh truyền. Các node đụng độ sẽ ngừng 1 khoảng thời gian trước khi thử truy cập lại kênh truyền. Tuy nhiên các giao thức này không thích hợp cho mạng WSN.
Sự mở rộng các giao thức này với khả năng tránh đụng độ, RTS (request to send), CTS (clear to send) đã cải thiện độ tin cậy, nhưng nói chung hiệu quả sự dụng năng lượng không cao .
Một số giao thức MAC theo cơ sở truy cập ngẫu nhiên :
Giao thức đa truy nhập với báo hiệu (PAMAS), dùng kênh báo hiệu riêng biệt để tránh đụng độ, kết hợp âm báo bận (busy tone) với các gói RTS và CTS cho phép các node không hoạt động tắt các bộ thu phát. Tuy nhiên, giao thức này không hạn chế được hao phí khi lắng nghe ở chế độ nghỉ.
Giao thức quản lý năng lượng và cấu hình rải rác (STEM), có hiệu suất năng lượng cao hơn, do dung 2 kênh : 1 kênh dữ liệu và 1 kênh wake-up . Một node sẽ tăt kênh truyền của nó nếu không có nhu cầu liên lạc với node khác. Khi mội node có tín
hiệu để phát, nó sẽ bắt đầu phát với kênh wake-up, khi một node được đánh thức, nó chuyển sang chế độ hoạt động. Tuy nhiên giao thức này chỉ phù hợp với các mạng mà sự kiện xảy ra không thường xuyên, vì nếu các sự kiện xảy ra thường xuyên thì năng lượng cho wake-up là đáng kể.
Timeout MAC ( TMAC), là giao thức dựa trên sự tranh chấp, thiết kế cho các ứng dụng tốc độ thông tin thấp và độ nhạy thấp với trễ gói. Để tránh xung đột, các node sử dụng các gói RTS, CTS và ACK để thông tin với các node khác. Trong giao thức này, các node luân phiên giữa các chế độ ngủ và chế độ tích cực. Mỗi node tích cực theo chu kỳ liên lạc với các node lân cận. Chế độ tích cực kết thúc khi không có sự kiện nào được truyền đi trong 1 khoảng thời gian xác định. Kết thúc chế độ tích cực, node chuyển sang chế độ ngủ.