Hội tụ mạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về IP trên nền các mạng quang WDM (Trang 102 - 106)

Khi mô hình mạng IP thay đổi thì lưu lượng IP phải định tuyến lại một cách nhanh chóng dựa trên mô hình đường đi ngắn nhất mới. Thời gian hội tụ IP chỉ ra khoảng thời gian để một bộ định tuyến IP bắt đầu sử dụng một tuyến mới sau khi mô hình thay đổi. Hội tụ tái cấu hình đề cập tới khoảng thời gian mà một tái cấu hình IP/WDM hoàn thành và mạng IP và WDM đã hội tụ. Nghĩa là sau khi một khoảng thời gian tái cấu hình, mạng IP/WDM mới đã sẵn sàng cho một tái cấu hình khác. Thời gian hội tụ tái cấu hình Tr có thể được viết như sau:

Trong đó α thể hiện thông số chồng lấn giữa tái cấu hình IP và tái cấu hình WDM. Để giảm Tr thì tái cấu hình IP và tái cấu hình WDM nên được thực hiện song song. Tuy nhiên lập thời gian biểu dịch chuyển có thể đòi hỏi tính nối tiếp giữa các quá trình tái cấu hình IP và WDM nhất định để giảm tính không ổn định và/hoặc tránh tổn thất lưu lượng. Ảnh hưởng tới ứng dụng do tái cấu hình trong mạng IP/WDM chồng lấn chỉ xảy ra trong khoảng thời gian Tr - twdm-c vì các ứng dụng không đòi hỏi hội tụ mạng WDM.

KẾT LUẬN

Như vậy, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu em đã hoàn thành đồ án “Kĩ thuật lưu lượng IP/WDM”. Đồ án đã trình bày được các nội dung sau:

Chương I: chương này đã trình bày khái niệm mạng IP/WDM, đưa ra ba xu hướng chồng giao thức cho mạng này, các ưu nhược điểm của từng xu hướng và lí do vì sao IP/WDM lại được chọn là giải pháp cho tương lai.

Chương II: chương II bắt đầu bằng việc trình bày một số phương pháp mô hình hoá lưu lượng viễn thông trong các mạng thoại cũng như mạng dữ liệu, các mô hình bảo vệ và tái cấu hình trong mạng IP/WDM. Tiếp theo là khái niệm kĩ thuật lưu lượng IP/WDM – kĩ thuật để tối ưu hoá sự tận dụng tài nguyên mạng. Tiếp theo, hai mô hình cho kĩ thuật lưu lượng IP/WDM là mô hình chồng lấn và mô hình tích hợp cũng như ưu, nhược điểm của từng mô hình đã được giới thiệu. Kĩ thuật lưu lượng IP/WDM gồm có kĩ thuật lưu lượng IP/MPLS và kĩ thuật lưu lượng WDM. Kĩ thuật lưu lượng IP/MPLS được ứng dụng để cân bằng tải giữa các thành phần mạng và giám sát mạng còn kĩ thuật lưu lượng WDM sẽ được trình bày trong chương III.

Chương III: kĩ thuật lưu lượng WDM lợi dụng đặc điểm một mạng WDM vật lí có thể hỗ trợ nhiều mô hình ảo đường đi ngắn nhất khác nhau. Do đó, nó sẽ được dùng để tái cấu hình các đường đi ngắn nhất sao cho có khả năng thích nghi với các kiểu lưu lượng và tuỳ theo các điều kiện ràng buộc mạng WDM vật lí. Mỗi mô hình ảo IP trên nền các mạng WDM là một mô hình IP. Để thiết kế mô hình ảo, một số thuật toán dựa trên kinh nghiệm cũng đã được trình bày. Phương pháp dịch chuyển mô hình ảo sao cho giảm thiểu ảnh hưởng lên lưu lượng người sử dụng cũng đã được nêu ra. Chương này tập trung đi sâu về tái cấu hình cho các mạng WDM chuyển mạch gói. Trong khi tái cấu hình trong IP trên nền WDM có khả năng tái cấu hình chủ yếu dựa trên giám sát mức mạng (đối với một mô hình đường đi ngắn nhất ảo nhất định), và do đó, dễ dàng triển khai và tin cậy hơn thì tái cấu hình cho WDM chuyển mạch gói đòi hỏi quyết định song song động (nghĩa là sẽ đòi hỏi tính đồng bộ giữa các bộ quyết định) nên nó phức tạp và ít tối ưu hơn. Tuy nhiên, nó lại có tính mềm dẻo và ở mức độ nào đó lại có tính động hơn vì mạng này thường xảy ra tái cấu hình đường đi ngắn nhất hơn.

Chương IV: Trong chương IV, các kiến trúc phần mềm cho các xu hướng kĩ thuật lưu lượng, giao diện giữa điều khiển mạng và kĩ thuật lưu lượng, và giữa kĩ thuật lưu lượng IP và kĩ thuật lưu lượng WDM trong trường hợp kĩ thuật lưu lượng chồng lấn đã được trình bày. Các giao diện này đã chỉ rõ các thông số cần thiết trong quá trình truyền thông.

IP/WDM nói chung và kĩ thuật lưu lượng IP/WDM nói riêng là những vấn đề mới và rộng, đặc biệt là tại Việt Nam. Chính vì thế còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn như:

• Các thuật toán dựa trên kinh nghiệm khác, mới cho các kiểu lưu lượng và tình trạng nghẽn mạch khác nhau trong các mạng IP/WDM cũng như ảnh hưởng của chúng lên hiệu năng mạng.

• Kiểu lưu lượng, xu hướng lưu lượng và tình trạng cụ thể của mạng viễn thông Việt Nam. Từ đó có thể hoặc chuẩn bị để ứng dụng các kĩ thuật lưu lượng một cách phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kevin H. Liu, IP over WDM, John Wiley & Sons, Ltd, England, 2002.

2. Chunming Qiao, Labeled optical burst switching for IP over WDM integration - Optical networking solutions for next generation Internet networks, IEEE Communication Magazine, Sept, 2000.

3. Chunming Qiao, Myoungki Jeong, Amit Guha, Xijun Zhang_ and John Wei, WDM Multicasting in IP over WDM Networks, 1999.

4. Arjan Durresi, Raj Jain, Nikhil Chandhok, Ramesh Jagannathan, Srinivasan Seetharaman, and Kulathumani Vinodkrishnan,IP over All-Optical Networks- Issues, IEEE, 2001.

5. Malathi Veeraraghavan (Polytechnic University, 6 Metrotech Center, Brooklyn, NY 11201, mv@poly.edu), Mark Karol (Lucent Technologies,101 Crawfords Corner Road, Holmdel, NJ 07733, mk@bell-labs.com), Using WDM technology to carry IP traffic.

6. Hwajung Lee, Hongsik Choi, and Hyeong-Ah Choi (Department of Computer Science, The George Washington University, Washington, DC 20052 {hjlee,hongsik,choi}@seas.gwu.edu), Restoration in IP over WDM Optical Networks.

7. Sudhir Dixit, IP Over WDM Building the Next Generation Optical Internet, John Wiley & Sons, Ltd, England, 2003.

8. Hà Trần Đức, Phạm Minh Toàn, Nguyễn Hoàng Hải, Công nghệ IP trên nền DWDM, Tạp chí Bưu chính Viễn thông, kì 1, 5-2004.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về IP trên nền các mạng quang WDM (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)