Thiết kế mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về IP trên nền các mạng quang WDM (Trang 51)

Khi thiết kế mô hình thì các mục tiêu hiệu năng được lựa chọn là khác nhau. Các mục tiêu này là nhân tố quyết định và có hai kiểu mục tiêu cơ bản. Một kiểu là hướng ứng dụng, nghĩa là nó thường liên quan tới tỉ lệ QoS ở mức ứng dụng ví dụ như trễ từ đầu cuối tới đầu cuối. Kiểu còn lại là hướng mạng, nghĩa là nó thường có liên quan tới các mức tận dụng tài nguyên mạng, ví dụ như thông lượng tổng.

Thông tin đầu vào của thiết kế mô hình là ma trận nhu cầu lưu lượng. Với một mạng IP gồm N bộ định tuyến, ma trận lưu lượng là một ma trận T có kích thước N x N, trong đó phần tử T(i,j) là dòng lưu lượng tổng (đo dưới dạng b/s) từ bộ định tuyến i tới bộ định tuyến j. Các giá trị của các phần tử có thể được xác định nhờ các kĩ thuật dự đoán nhất định dựa trên các kết quả đo hiện tại. Phần dự đoán xu hướng lưu lượng sẽ được xem xét riêng, còn phần này sẽ tập trung đề cập tới các vấn đề thiết kế mô hình. Do vậy, có thể định nghĩa ma trận nhu cầu lưu lượng, T(i,j), bằng với các phép đo độ lớn lưu lượng giữa bộ định tuyến i và bộ định tuyến j trong một cửa sổ thời gian điều khiển được. Thuật toán thiết kế mô hình có thể rút ra từ các công cụ phần mềm dự đoán cho nhu cầu băng thông dòng lưu lượng IP.

Các điều kiện khởi tạo có mối quan hệ mật thiết với thuật toán và mục tiêu tối ưu hoá. Thuật toán thiết kế mô hình chấp nhận hai kiểu khởi tạo. Kiểu đầu tiên là các thông số cảm ứng từ mạng, ví dụ như tình trạng tải tuyến nối là điều kiện cho thích ứng tự động. Kiểu thứ hai là các quyết định quản trị từ bên ngoài mạng, ví dụ như sử dụng thuật toán thiết kế mô hình nhờ giám sát dự đoán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về IP trên nền các mạng quang WDM (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)