Một mô hình khối kĩ thuật lưu lượng tinh vi sẽ thiết kế mạng và mô hình dựa theo các nhu cầu lưu lượng và tận dụng các tài nguyên mạng tuỳ theo độ khả dụng tài nguyên và các điều kiện ràng buộc QoS tín hiệu. Trong một chừng mực nào đó các đặc tính tầng quang ảnh hưởng tới việc quyết định ở mức mạng. Chẳng hạn như QoS tín hiệu có thể giới hạn số lượng các kênh bước sóng được hỗ trợ bởi một tuyến nối quang và hơn thế nữa là tốc độ dữ liệu được hỗ trợ bởi mỗi bước sóng. Hơn thế, QoS tín hiệu quang chứa đựng các yếu tố động không thể có trong các tín hiệu điện truyền thống. Nếu không xem xét các đặc tính tầng WDM thì chỉ có thể hi vọng rằng tầng WDM không có một điều kiện ràng buộc tài nguyên nào. Một khi mô hình IP ảo (dựa trên nhu cầu lưu lượng) đã được tạo ra, giả sử rằng mô hình đó luôn được hỗ trợ bằng việc sử dụng các kênh quang. Khi muốn tính toán nhiều tuyến đi ngắn nhất đồng thời đạt được tối ưu hoá thì quá trình sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Trong một nền tảng IP/WDM tích hợp, các đặc tính WDM quang như vậy cần phải được liên kết với các
giao thức điều khiển IP thích ứng. Một mạng WDM có thể có hệ thống quản lí lỗi của riêng nó nhưng nó nên được tích hợp chặt chẽ với điều khiển IP. Như thế mạng IP/WDM tích hợp vẫn chứa đựng những đặc tính chính của IP là độ mềm dẻo và khả năng thích ứng.
Giám sát hiệu năng trong các mạng toàn quang là quá trình tốn kém, đòi hỏi việc chia tín hiệu quang nhờ sử dụng các thiết bị đặc biệt hoặc tại NE. Tuy nhiên, sau khi chia tách, tín hiệu quang ban đầu bị giảm chất lượng và do đó khoảng cách truyền dẫn bị giảm nếu không có tái tạo tín hiệu. Hiện nay sự tái tạo tín hiệu miền quang (chẳng hạn như sử dụng các bộ thu phát quang) là chưa chín muồi và rất tốn kém. Vì vậy trong thực tế hiện nay, giám sát hiệu năng cho các mạng toàn quang theo một mô hình mềm dẻo vẫn là một vấn đề mở. Trong các mạng quang O-E-O, QoS tín hiệu trở nên đơn giản hơn vì tại mỗi hop các tín hiệu quang lại được tái tạo lại.