Triển khai toàn bộ dịch vụ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI IMS (Trang 88 - 92)

dịch vụ.

- Dùng thử các dịch vụ.

IMS có nhiều tiện ích và tiết kiệm thời gian hơn vì cấu trúc có sự thống nhất cao hơn. 9% - Triển khai dịch vụ điều khiển.

- Triển khai toàn bộ dịch vụ. dịch vụ. Không có sự khác biệt. 0% - Phân tích dịch vụ. - Phân tích time to market Có một vài ưu điểm nhưng không đáng kể.

4%

Hình 4.2. Ưu điểm của IMS so với Giải pháp riêng (PS) trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường

4.1.4. Kết luận.

Qua các kết quả nghiên cứu thực tế của Bell Labs, có thể thấy những lợi ích cơ bản mà cơ sở hạ tầng IMS đem đến cho nhà cung cấp dịch vụ. Với nền tảng chia sẻ duy nhất, cập nhật thông tin hiệu quả, lược đồ dữ liệu thống nhất và quy trình thực hiện nhất quán, sử dụng IMS tiết kiệm 20~25% chi phí hoạt động, chủ yếu nhờ giảm chi phí quản lý khách hàng. Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường cũng giảm đi đáng kể (khoảng 20%) do IMS có một framework và platform chung và khả năng tái sử dụng các công việc đã thực hiện với những ứng dụng trước đó.

Đây là một trong những lý do chính để các nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn IMS cho hệ thống mạng của mình.

4.2. Điểm yếu hiện tại của IMS.

Có thể nói IMS sẽ là một lựa chọn tối ưu cho các nhà khai thác mạng trong thế hệ mạng kế tiếp NGN. Tuy nhiên, IMS vẫn còn đang trên đường phát triển

và chuẩn hóa, vì vậy trong thời điểm hiện tại chắc chắn rằng IMS vẫn còn nhiều điểm yếu cần được khắc phục và hoàn thiện trong tương lai.

IMS đang thiếu một mô hình kinh doanh có sức thuyết phục để các nhà cung cấp mạng chấp nhận triển khai IMS. Điểm nổi bật của IMS là hướng đến một mô hình mạng hội tụ. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng thuyết phục một nhà cung cấp mạng triển khai IMS. Với IMS, khách hàng đăng ký với một nhà cung cấp mạng network operator) có thể dùng dịch vụ của nhiều nhà cung cấp dịch vụ (service providers) khác nhau. Do vậy, IMS sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhà cung cấp mạng và những nhà cung cấp dịch vụ nội dung của thế giới Internet (Microsoft, Google…). Thay vì tăng thêm lợi nhuận nhờ các dịch vụ giá trị gia tăng, nhà cung cấp mạng có thể sẽ phải chịu thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ. Do vậy, nhiều nhà cung cấp mạng đang còn rất dè dặt khi quyết định triển khai IMS. Đây là một vấn đề mang tính chiến lược chứ không phải là một vấn đề về công nghệ.

Về mặt kỹ thuật, một trong những điểm yếu mà nhiều người nhắc đến nhiều nhất là tính bảo mật của IMS. Trong các yếu tố về bảo mật có thể kể đến các vấn đề liên quan đến quản lý nhận dạng người dùng bao gồm các lỗi như Call ID spoofing, ăn cắp ID, tấn cống DoS/DDoS, spam. Điểm yếu bảo mật nằm ở thiết bị SIP vì nó chưa có một cơ chế chứng nhận thực tốt như trong mạng thông tin di động tế bào (ví dụ bảo mật qua SIM). Thêm vào đó là sự hội tụ giữa nhiều loại hình mạng cũng gây không ít khó khăn trong việc quản lý bảo mật. Hiện tại, Release 8 của 3GPP đang xem xét một cách nghiêm túc vấn đề bảo mật này.

IMS hướng đến hội tụ, hướng đến việc nhiều hệ thống, nhiều mạng có thể tương vận với nhau. Tuy nhiên, đây cũng chính là một khó khăn mà IMS đang gặp phải. Việc các thiết bị có nguồn gốc từ nhiều nhà sản xuất khác nhau có thể tương vận được với nhau không phải là một điều dễ dàng. Bên

cạnh đó, nhiều giao thức cũng chưa được chấp nhận và triển khai rộng rãi, ví dụ như trường hợp của giao thức DIAMETER.

IMS chỉ tập trung đến quản lý dịch vụ, do đó thiếu các ứng dụng “hấp dẫn” mang đặc thù riêng của IMS. Đa phần các dịch vụ mà IMS hiện đang hỗ trợ điều có thể thực hiện được không cần đến IMS (ví dụ sử dụng SIP). Hệ thống IMS khá phức tạp và chi phí để triển khai một hệ thống như thế là không nhỏ. Bên cạnh đó, hiện chưa có giải pháp cho việc chuyển tiếp dần từ mạng hiện tại lên IMS. Và một câu hỏi đặt ra là liệu các nhà cung cấp mạng có thể sử dụng lại những dịch vụ đã tồn tại mà không cần phải thay đổi quá nhiều. IMS hướng đến dịch vụ đa phương tiện, tuy nhiên tính đến thời điểm này các dịch vụ như P2P, IPTV, VPN còn chưa được tích hợp và chuẩn hóa trên nền IMS.

Mặc dù IMS nhắm đến việc đảm bảo chất lượng dịch vụ nhưng việc đảm bảo chất lượng dịch vụ khi chuyển đổi từ loại hình mạng này sang loại hình mạng khác (trong môi trường mạng hội tụ), hay từ mạng của nhà cung cấp mạng này sang mạng của nhà cung cấp mạng khác vẫn còn là một vấn đế chưa được giải quyết. Kiến trúc IMS thiếu một thực thể trung tâm để quản lý tài nguyên chung. Bài toán quản lý di động, chuyển giao giữa nhiều loại hình mạng khác nhau, cũng đặt ra những khó khăn nhất định cho việc cung cấp quản lý dịch vụ IMS.

Bên cạnh các chức năng kể trên, muốn vận hành tốt IMS cần phải có các chức năng theo dõi, quản lý và sữa lỗi của hệ thống. Trong môi trường mạng hội tụ, nếu một cuộc gọi bị rớt, chưa có một cơ chế nào để có thể xác định vị trí diễn ra lỗi (debugging).

IMS là một giải pháp hứa hẹn cho việc quản lý dịch vụ trong thế hệ mạng tiếp theo. IMS là một bước đi mang tính chiến lược lâu dài của nhiều công ty

xoay quanh giải pháp IMS nhằm hoàn thiện những điểm yếu của nó. Tất cả những giải pháp IMS hiện tại chỉ là một giải pháp sớm (early IMS), giải pháp IMS đầy đủ (full IMS) vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chuẩn hóa.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

IMS đang là tiêu điểm thảo luận của các tổ chức chuẩn hóa viễn thông và các công ty điện tử tin học, với phạm vi đề tài không thể trình bày hết các khía cạnh của IMS, đề tài chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về IMS, qua đó thấy được vai trò và chức năng của nó trong kiến trúc mạng NGN. Việc xây dựng mạng lõi IMS trong kiến trúc NGN là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của ngành viễn thông, mở ra cánh cửa cho sự hội tụ di động – cố định với khả năng đa truy nhập và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau trên một nền tảng mạng duy nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.

Trong tiến trình phát triển và chuẩn hóa IMS, còn rất nhiều vấn đề cần được tìm hiểu. Hướng phát triển của đề tài có thể đi sâu vào tìm hiểu các thủ tục trên các giao diện IMS để nó có thể hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP, nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho vấn đề bảo mật trong IMS…

Do quá trình thực hiện đề tài chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, chưa có các mô hình thực tiễn để tiếp cận và còn hạn chế về mặt thời gian, nên nhiều vấn đề chưa thể trình bày rõ và chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất

mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

[1]. Nguyễn Việt Anh, (2004), Nghiên cứu, đề xuất định hướng phát

triển các dịch vụ mới trên mạng NGN của TCT đến năm 2010, Viện

KHKT Bưu Điện.

[2]. Đào Anh Hà, (2008), đồ án: Nghiên cứu và phát triển chức năng

HSS và SLF cho kiến trúc IMS.

[3]. Internet.

Tài liệu tiếng Anh:

[4]. Gonzalo Camarillo, Miguel A . Garcia- Martin, (2006), The 3G

IP Multimedia Subsystem (IMS): Merging the Internet and the Cellular Worlds, Second Edition, John Wiley & Sons.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI IMS (Trang 88 - 92)