Tiết kiệm chi phí vận hành

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI IMS (Trang 84 - 87)

Các lĩnh vực hoạt động trong OCAM được trích từ mô hình eTOM, có 4 nhóm hoạt động ở mức cao (high-level) trong OCAM:

- Kết hợp mạng/dịch vụ/ứng dụng - Quản lý khách hàng

- Quản lý mạng/dịch vụ/ứng dụng - Yêu cầu về nguồn nhân lực

Mỗi nhóm hoạt động ở mức cao được phân tích thành các nhiệm vụ chi tiết. Tổng cộng có trên 80 nhiệm vụ với các thông tin về chi phí riêng.

Sau khi phân tích chi tiết và so sánh mỗi nhiệm vụ của từng hoạt động trong 5 năm nghiên cứu, chúng ta có thể thấy một số kết quả như sau:

- Từ sau năm 2006, IMS tiết kiệm chi phí 20~25% (Hình 2)

- Quản lý khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí nhất (biểu đồ góc dưới bên phải Hình 2)

- Mối quan hệ giữa các mức tiết kiệm chi phí hoạt động được thể hiện trong Hình 2 và Bảng 3

Trong phần tiết kiệm chi phí của IMS, một nửa con số đó có được nhờ sử dụng nền tảng CSDL duy nhất. Có nghĩa là, nếu không dùng CSDL duy nhất này, IMS chỉ có thể tiết kiệm được 10~13% chi phí hoạt động.

Hình 4.1. Biểu đồ tiết kiệm chi phí hoạt động của IMS.

Trong hình 4.1 cho thấy IMS có thể tiết kiệm chi phí ngay từ năm đầu tiên đưa ra dịch vụ (năm 2006). Tiết kiệm chi phí tăng từ 13% của năm đầu tiên lên 20~25% sau 4 năm. Điều này có thể thấy rõ qua 4 nhóm hoạt động đã nêu trên và hoạt động tiết kiệm nhiều chi phí nhất là quản lý khách hàng (trong năm 2008, quản lý khách hàng chiếm 70% trong tổng số 21% chi phí hoạt động tiết kiệm được với 2/3 là nhờ tiết kiệm chi phí quản lý sự cố của khách hàng). Bảng 4.3 liệt kê các thành phần có nhiều ưu điểm trong IMS.

Bảng 4.3. Các thành phần có nhiều ưu điểm trong IMS.

Lĩnh vực có nhiều

Các nền tảng chia sẻ

- Số lượng các phần tử mạng hỗ trợ cho các ứng dụng ít hơn

- Giảm thời gian kết nối các thiết bị - Giảm chi phí đào tạo nguồn nhân lực

- Có lợi cho việc cập nhật/cấu hình HW/SW/FW

Framework nhất quán

- Phát hiện và cô lập lỗi mạng nhanh hơn

- Dễ dàng cung cấp các thông tin thống nhất về toàn cảnh mạng

- Xác định kiến trúc, các yêu cầu, quá trình thực hiện và giao diện dễ dàng hơn

Các giao diện chuẩn hóa mở

- Độ phức tạp khi tích hợp hệ thống nhỏ hơn - Giảm chi phí đào tạo nguồn nhân lực

Hợp nhất dữ liệu dịch vụ

- Cung cấp dữ liệu dịch vụ người dùng thống nhất cho nhiều ứng dụng khác nhau

- Loại bỏ sự cố/xử lý các yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến một dịch vụ cụ thể của người dùng dễ dàng hơn

- Giảm độ phức tạp khi cung cấp dịch vụ cho thuê bao

Chỉ có một giản đồ dữ liệu

- Giảm thời gian quản lý xử lý sự cố

- Cung cấp một điểm truy nhập dữ liệu và các thông tin tổng hợp về hiện trạng mạng

- Tăng số lượng các vấn đề được xử lý tại lớp 1 - Giảm chi phí đào tạo nguồn nhân lực

- Giảm số lượng nhân viên hỗ trợ dịch vụ - Các giao diện dữ liệu được đơn giản hóa Quy trình thực hiện nhất

quán, tái sử dụng các giao thức và hệ thống quản lý

- Giảm chi phí đào tạo nguồn nhân lực - Giảm số lượng nhân viên hỗ trợ dịch vụ Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến các kết quả này là:

- Giải pháp riêng có thể yêu cầu tách riêng tên lỗi và các thông tin về lỗi cho từng ứng dụng

- PS yêu cầu phải lặp lại các thao tác ra quyết định và cô lập lỗi cho mỗi ứng dụng. Trong khi đó, kiến trúc chia sẻ của IMS cung cấp thông tin cho nhiều ứng dụng nên giảm số lần phải lặp lại các hoạt động xử lý lỗi

- PS có các thủ tục khác nhau cho mỗi cặp ứng dụng trong khi IMS có nền tảng chung nên có thể đơn giản hóa thủ tục, giảm lượng các nhiệm vụ phải thực hiện

- PS yêu cầu tìm thông tin thuê bao cho mỗi ứng dụng riêng còn IMS có server dữ liệu thuê bao chung, chỉ tìm một lần cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI IMS (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w