Phương pháp phân tích.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI IMS (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ ỨNG DỤNG TRONG IMS.

4.1.3. Phương pháp phân tích.

Các nhà cung cấp dịch vụ vẫn thường cố gắng triển khai các ứng dụng dịch vụ riêng biệt và độc lập với nhau để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Cách triển khai dịch vụ như trên được gọi là “Giải pháp riêng”. Vì mỗi dịch vụ được thực hiện độc lập với nhau nên sau khi đưa ra các dịch vụ, nhà cung cấp phải đối mặt với nhiệm vụ tích hợp các giải pháp, phối hợp quản lý rất phức tạp và chi phí khá lớn.

Trong khi đó, IMS được thiết kế để tạo ra một môi trường chia sẻ các chức năng chung cho mọi ứng dụng, đồng thời, có thể dễ dàng phối hợp hoạt động của các ứng dụng. Đánh giá sự thành công của IMS sẽ phụ thuộc vào khả năng cung cấp các dịch vụ mới nhanh chóng và doanh thu mà nhà cung cấp nhận được sau khi đưa dịch vụ ra thị trường.

Để so sánh 2 giải pháp: Giải pháp riêng (PS) và IMS, Bell Labs đã sử dụng nhiều mô hình tiêu chuẩn và các phương pháp phân tích: mô hình tính chi phí hoạt động với những nhiệm vụ cụ thể, sử dụng chuẩn eTOM (mô hình quản lý eTOM được xây dựng mô tả toàn bộ các tiến trình công việc cần thiết cho một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và cung cấp nhiều mức độ chi tiết của dịch vụ phù hợp với sự quan trọng của tiến trình trong hoạt động kinh doanh), phương pháp mô hình hóa và phân tích chi phí hoạt động (do Bell Labs phát triển). Mục tiêu là xác định và đánh giá hiệu quả của việc phát triển và quản lý các ứng dụng mới theo từng yêu cầu cụ thể, từ đó có thể nhận thấy hai giải pháp này cho hiệu quả khác nhau đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Kết quả là IMS giúp nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm 20-25% tổng chi phí vận

hành mạng, giảm 20% thời gian đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian 5 năm tiến hành nghiên cứu.

Bell Labs đã sử dụng hệ phương pháp luận và các giả thiết để nghiên cứu như sau:

Quá trình nghiên cứu là một lộ trình gồm 5 bước:

1. Chọn các ứng dụng (dịch vụ) sẽ triển khai và đưa ra kế hoạch 2. Ước tính các yêu cầu cần thiết

3. Xây dựng mô hình 2 giải pháp và xác định qui mô mạng

4. Sử dụng mô hình eTOM để xác định quá trình phát triển và quản lý ứng dụng mới:

- Hoạt động chi tiết cho từng công việc

- Ước tính thời gian cần thiết để thực hiện mỗi nhiệm vụ

- Xác định mức độ rủi ro đối với các yếu tố đầu tư (chi phí rủi ro/đơn vị thời gian).

- Xác định thời gian cần thiết để tính toán thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

5. So sánh tìm ra sự khác biệt giữa hai giải pháp

Trong phạm vi nghiên cứu này, giả sử rằng một nhà cung cấp dịch vụ với qui mô trung bình có kế hoạch đưa ra thị trường 8 dịch vụ mới trong 3 năm. Tuy nhiên, nghiên cứu này mở rộng trong 5 năm để theo dõi những diễn biến tiếp theo của chi phí hoạt động trong trạng thái tĩnh (khi không phát triển thêm dịch vụ mới).

Hai kịch bản cụ thể được đưa ra như sau:

Kịch bản 1: Nhà cung cấp dịch vụ có mạng sử dụng thiết bị điều khiển

trung tâm là Softswitch và sử dụng giải pháp riêng để triển khai dịch vụ mới.

Kịch bản 2: Nhà cung cấp dịch vụ có hệ thống mạng trên nền IMS và sử

dụng IMS để triển khai dịch vụ.

Giả thiết rằng mọi hoạt động kinh doanh và vận hành mạng của nhà cung cấp dịch vụ đều tuân theo chuẩn eTOM.

Yêu cầu về các ứng dụng (dịch vụ):

- 8 dịch vụ được lựa chọn là các dịch vụ có nhu cầu sử dụng và đem lại doanh thu cao theo các nghiên cứu thị trường trước đó. Một tiêu chí khác để lựa chọn là các dịch vụ này thể hiện trên các phần tử mạng và phương pháp

truy nhập khác nhau. 8 dịch vụ sẽ được lần lượt đưa ra thị trường trong 3 năm theo thứ tự như Bảng 2.

- Doanh thu từ dịch vụ cho năm 2010 được tính toán dựa vào nghiên cứu thị trường trên nhiều nhóm đối tượng khách hàng.

- Sử dụng đường cong dạng chữ S để tính toán dự báo qua từng năm. Đây là mô hình tăng trưởng mẫu dùng để dự đoán sự gia tăng về số lượng: dân cư, khách hàng,… của một khu vực, tổ chức do tác động của các điều kiện bên ngoài. Nghiên cứu sử dụng dạng đường cong này để dự báo số lượng khách hàng qua từng năm khi nhà cung cấp dịch vụ lần lượt đưa các dịch vụ mới ra thị trường. Ban đầu, lượng khách hàng tăng chậm, sau đó tăng nhanh theo hàm mũ, cuối cùng tăng chậm dần và không đổi khi không còn dịch vụ nào được đưa ra (điều kiện ổn định). Trong kết quả dự báo, trung bình mỗi thuê bao sử dụng 2,5 dịch vụ.

Bảng 4.2. Triển khai các ứng dụng theo từng năm.

Dịch vụ Năm triển khai Loại truy nhập Đặc điểm dịch vụ

Wireline VoIP 1 Wireline Thoại với các chức năng Class

Push Messaging 1 Wireless

Người dùng nhận được thông báo có các tiêu đề thư thoại và nội dung tin nhắn

WiFi Roaming 2 Converged Điện thoại cần có hai chế độ để sử dụng WiFi trong nhà Instant Messaging 2 Wireless Tương tự dịch vụ on-line Presence- Enabled Phonebook 2 Converged

Biết trạng thái các thành viên

Push Coatcat 3 Wireless

Người dùng nhận được những thông tin(đã đăng ký trước) tùy theo vị trí

Locator 3 Wireless Người dùng có thể biết vị trí thành viên trong danh sách On-line Call

Messagement 3 Converged

Người dùng có thể quản lý từng cuộc gọi

Mô hình mạng: Hai mô hình mạng được đưa ra so sánh trong nghiên cứu là

một giải pháp riêng sử dụng kiến trúc Softswitch và một giải pháp sử dụng kiến trúc IMS. Hai hệ thống mạng này có kiến trúc điều khiển và lớp ứng dụng khác nhau nên hai phương pháp triển khai dịch vụ mới cũng có nhiều khác biệt như đã trình bày trong phần đầu. Căn cứ vào lượng khách hàng và dự báo trước cho các ứng dụng mới, các mạng sẽ có số lượng server cần thiết, phù hợp với yêu cầu. Đây là một yếu tố quan trọng để tính chi phí vận hành mạng.

Mô hình hoạt động: Các công ty dịch vụ viễn thông từ trước đến nay vẫn

tiến hành phân tích chi phí hoạt động của mạng để xác định thành phần nào trong mạng chiếm chi phí lớn trong quá trình hoạt động bình thường bao gồm cả hệ thống do con người điều khiển hay có sự trợ giúp của OSS. Chi phí vận hành mạng chiếm phần lớn trong toàn bộ tổng chi phí dành cho mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Sau khi IMS được lựa chọn làm nền tảng cho mạng thế hệ sau, khả năng tiết kiệm chi phí của mạng IMS trên nền gói và của các mạng TDM là một vấn đề được quan tâm khá nhiều. Mô hình phân tích chi phí hoạt động (OCAM) là một phương pháp hệ thống để quyết định chi phí hoạt động có ảnh hưởng như thế nào trong môi trường của nhà cung cấp dịch vụ. OCAM được phát triển để tham chiếu cho các lớp mạng và quá trình kinh doanh trong chuẩn eTOM. Các tham số đầu vào như: lượng thuê bao, tỷ lệ tăng trưởng, quy mô mạng, số lần sử dụng của người dùng (Ví dụ: yêu cầu tính cước) và có báo lỗi, tỷ lệ % ứng dụng cho người dùng cả không dây và cố định,… đều được sử dụng để xác định chi phí hoạt động. Giá trị các tham số sử dụng trong OCAM được lấy từ nhiều nguồn như: các tiêu chuẩn được sư dụng phổ biến, các báo cáo phân tích, báo cáo của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ FCC (Federal Communications Commission), các quy luật TOC (Total Operations Competency-tập hợp các tham số đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng và dịch vụ) do Bell Labs phát triển, những bản đánh giá uy

tín, có tính đến các điều kiện và những yếu tố thay đổi khác. Mô hình này không chỉ giới hạn trong các ứng dụng đã lựa chọn. Nếu thêm một ứng dụng mới thì cần có thêm vào dữ liệu đặc trưng cho ứng dụng đó, và tất nhiên là yêu cầu triển khai ứng dụng có thể thay đổi. Mô hình này cũng có một số thay đổi để thấy được kiến trúc đặc trưng và nhóm các chức năng theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, ở đây chỉ tính đến chi phí hoạt động mà không xét đến chi phí chuyển đổi hoặc nâng cấp hệ thống OSS/BSS cũ và dữ liệu hỗ trợ hai môi trường IMS và Giải pháp riêng.

Các kết quả và phân tích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI IMS (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w