Thực hiện tốt quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2009. pot (Trang 89 - 120)

3.5.1 Giải pháp từ phía nhà nước

3.5.1.1 Thực hiện tốt quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu khẩu

Các ngành, các cấp cần cụ thể hóa quy hoạch đã được duyệt bằng kế hoạch, đầu tư vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất lúa hàng hóa phù hợp với yêu cầu xuất khẩu gạo từng thời kỳ. Nội dung quy hoạch, kế hoạch và đầu tư cho vùng lúa gạo xuất khẩu phải bám sát nhu cầu thị trường gạo thế giới trong từng giai đoạn. Cần triển khai các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng biến quy hoạch thành thực tế.

Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống lúa khi cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng, cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang từng thị trường khác nhau. Giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng diện tích gạo có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

 Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là vùng lúa trọng điểm số một của nước ta. Trong tương lai, đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu chủ yếu. Vùng này nên quy hoạch phát triển sản xuất các loại gạo có chất lượng tốt, khối lượng xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, dù là vùng sản xuất gạo xuất khẩu loại nào đều phải phấn đấu trước hết về mặt chất lượng. Để nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu, cần chú ý quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng từ sản xuất đến chế biến lúa gạo. Ngoài ra ở vùng này nên tiến hành thí điểm việc khu vực hoá một số giống lúa chất lượng cao, từng bước tăng dần tỷ lệ gạo xuất khẩu chất lượng cao và một phần lúa gạo đặc sản trong cơ cấu gạo xuất khẩu của vùng này.

 Đối với vùng đồng bằng sông Hồng

Đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của nước ta. Tuy nhiên vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật người đông, đất canh tác

không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên hàng năm như đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng vùng này lại có những ưu thế về mặt chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao. Đó là các sản phẩm có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường thế giới, trước hết là những nước phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Đồng thời đó cũng là loại gạo có thể thu được lượng ngoại tệ khá cao trên một đơn vị diện tích.

Mỗi tỉnh, mỗi huyện trong vùng cần quy hoạch từng tiểu vùng, từng huyện, từng xã phục hồi lại các giống lúa truyền thống có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, cần tiến hành thí điểm khu vực hoá các giống lúa có chất lượng cao, năng suất khá của một số nước trong khu vực. Điều đó làm phong phú thêm chủng loại gạo cao cấp cho xuất khẩu, khai thác tốt hơn lợi thế của vùng này trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

 Đối với các vùng khác

Nhìn chung những vùng này không có nhiều tiềm năng về xuất khẩu gạo vì diện tích ít, năng suất thấp, thường bị thiếu đói về lương thực. Đối với những vùng này cố gắng phấn đấu sản xuất lúa để có thể tự túc được nhu cầu lương thực, góp phần tích cực bảo đảm bền vững yêu cầu an ninh lương thực quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2009. pot (Trang 89 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)