Giữa người sản xuất và người tiêu thụ gạo có một hệ thống trung gian tham gia vào hoạt động phân phối bao gồm những người thu gom, bán buôn, bán lẻ... có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động phân phối gạo đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Các kênh phân phối gạo của Việt Nam còn nhiều bất lợi trong hoạt động xuất khẩu gạo, phần lớn những hợp đồng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đều
phải thực hiện qua trung gian nước ngoài. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách mở cửa ra thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra các hợp đồng sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua và chế biến gạo. Loại hợp đồng này rất phổ biến ở các nước xuất khẩu gạo lớn trong khu vực hiện nay như Thái Lan và đã có mặt tại Việt Nam; bảo đảm cho sản xuất được duy trì với các điều kiện đã được thoả thuận trước, giảm được những rủi ro trong ngắn hạn. Tuy nhiên, loại hợp đồng này bắt buộc nông dân phải phụ thuộc nhiều vào người mua sản phẩm. Nhìn chung, kênh phân phối gạo của Việt Nam dựa theo sơ đồ sau:
Hình 2.6: Sơ đồ kênh phân phối gạo tại Việt Nam
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Như sơ đồ trên đã chỉ rõ, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được chia làm hai khâu. Ở khâu mua, chủ yếu gạo được chuyển từ người sản xuất, qua một số trung gian tới người xuất khẩu. Các khâu trung gian đóng vai trò rất quan trọng ở Việt Nam nên hình thức phân phối trực tiếp chỉ mới hình thành nhưng xu hướng sẽ phát triển trong tương lai.
Trong khâu xuất khẩu, nhà xuất khẩu nước ta phần lớn phải dựa vào trung gian nước ngoài mới đưa được gạo đến với khách hàng quốc tế. Các hợp đồng
Người sản xuất
(người nông
dân)
Người thu mua
Bán lẻ cố định (cửa hàng, siêu thị trong nước Metro, Big C) Bán buôn (Kho lương thực Cái Răng, Cần Thơ) Nhà xuất khẩu (Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty lương thực miền Nam) Nhà nhập khẩu nước ngoài (Tập đoàn bán lẻ FairPrice, Singapore) Khách hàng (người tiêu dùng cuối cùng tại các nước như Philippines, Singapore…)
trực tiếp ít được ký kết và đưa vào thực hiện.
- Kênh 1: Người sản xuất – Khách hàng (người tiêu dùng cuối cùng). Kênh này không có đối với xuất khẩu gạo ở Việt Nam vì kênh này không qua một trung gian nào, kể cả người xuất khẩu.
- Kênh 2: Người sản xuất – Nhà xuất khẩu – Nhà nhập khẩu nước ngoài – Khách hàng. Kênh này có hai trung gian là nhà xuất khẩu trong nước và nhà nhập khẩu nước ngoài.
Nhà xuất khẩu ở kênh này thường là các công ty lớn như Tổng công ty lương thực miền Bắc hoặc Tổng công ty lương thực miền Nam. Các công ty này có các chi nhánh tại các nơi sản xuất lúa. Khi vào mùa thu hoạch, công ty cử người xuống tận ruộng để mua lúa của nông dân, sau đó tiến hành vận chuyển về các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu của công ty. Sau khi chế biến xong, công ty sẽ xuất khẩu gạo ra nước ngoài theo hợp đồng đã ký với đối tác.
- Kênh 3: Người sản xuất – Người thu mua – Nhà xuất khẩu – Nhà nhập khẩu nước ngoài – Khách hàng.
Người nông dân sau khi cất trữ một lượng gạo nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày thì phần còn lại bán cho người thu mua. Người thu mua gom lúa từ người nông dân, với khối lượng cao điểm là sau các vụ mùa, sau đó bán cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu có những nhà máy chế biến gạo xuất khẩu với công nghệ tiên tiến, cho phép chế biến gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Người thu mua cũng có thể xay xát thóc thành gạo rồi bán cho nhà bán lẻ cố định để phân phối gạo đến người tiêu dùng trong nước. Nhà bán lẻ cố định có thể là các cửa hàng bán gạo tại nông thôn, thành thị hoặc các công ty buôn bán gạo.
- Kênh 4: Người sản xuất – Người thu mua – Người bán buôn – Nhà xuất
khẩu – Nhà nhập khẩu nước ngoài – Khách hàng.
Trong kênh này, người thu mua gom lúa lại rồi bán cho người bán buôn. Người bán buôn (thường được gọi là “thương lái”) và các công ty kinh doanh lương thực (như công ty chế biến lương thực Toàn Thắng – Cần Thơ, kho lương
thực Cái Răng – Cần Thơ). Họ thu mua lúa để sản xuất chế biến gạo theo các hợp đồng của người kinh doanh lúa gạo khác.
Nhà xuất khẩu thu mua gạo qua các chi nhánh địa phương hoặc qua mạng lưới thương lái. Điển hình là công ty lương thực Sông Hậu, công ty lương thực thực phẩm An Giang, công ty lương thực Bạc Liêu, công ty lương thực Long An,…. Gạo sau khi thu mua được vận chuyển về các nhà máy chế biến của công ty, rồi sau đó được xuất khẩu theo hợp đồng công ty đã ký với đối tác.
Nhà nhập khẩu nước ngoài thường là các công ty nhập khẩu gạo hoặc các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài (chẳng hạn như tập đoàn bán lẻ Fairprice của Singapore). Những nhà nhập khẩu này đảm trách nhiệm vụ bán gạo đến khách hàng, hay người tiêu dùng cuối cùng tại nước họ hay nước khác.
Qua việc chia các kênh như trên, chúng thấy rằng ở Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là kênh 4. Để tiến hành xuất khẩu gạo, cần qua tất cả các khâu trung gian mới đến tay được người tiêu dùng… Ưu điểm của hình thức phân phối này là người sản xuất tách được khỏi hoạt động phân phối nên có thể đầu tư nguồn lực vào quá trình sản xuất gạo, nếu kết hợp nhịp nhàng sẽ tạo ra khả năng linh hoạt cho thị trường do chuyên môn hoá cao. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, việc phải dùng đến quá nhiều trung gian sẽ phát sinh các vấn đề như giá cả tăng, người sản xuất không có mối quan hệ với khách hàng nên không biết được nhu cầu và mong muốn của họ. Hơn nữa, người sản xuất bị phụ thuộc quá nhiều vào trung gian dễ dẫn đến tình trạng bị ép giá...