Khi tích tụ các tác vụ để tạo ra các quyết định thiết kế, ta có thể sẽ hạn chế một cách không cần thiết tính qui mô của giải thuật. Ví dụ, ta có thể chọn phân rã chỉ theo một chiều đối với cấu trúc dữ liệu đa chiều, với lý do rằng cách phân chia này đa ra khả năng thực hiện đồng thời cao hơn đối với số bộ xử lý hiện có. Tuy nhiên, chiến lợc này bị hạn chế nếu nh giải thuật phải chuyển sang thực hiện trên các máy tính song song lớn hơn. Khi đó có thể dẫn đến một giải thuật hiệu quả thấp.
Nếu có khả năng tạo ra một số lợng tác vụ có thể thay đổi thì giải thuật sẽ trở lên khả chuyển và qui mô hơn. Khả năng linh động này cũng trở lên hữu ích khi mã hoá giải thuật vào một máy tính cụ thể, bởi vì cho phép ta luôn có thể tạo ra số tác vụ lớn hơn số bộ xử lý, khả năng xen kẽ giữa truyền thông và tính toán có thể thực hiện.
Lợi ích tiếp theo của việc tạo ra nhiều tác vụ hơn số bộ xử lý là cung cấp nhiều cơ hội hơn cho các chiến lợc ánh xạ, cân bằng nạp tính toán trên các bộ xử lý. Vấn đề này sẽ đợc trình bày trong mục tiếp theo.
Tối u hoá về số lợng tác vụ là một câu hỏi khó, thờng phải có kết hợp giữa các nghiên cứu thực tế và mô hình phân tích để trả lời đợc câu hỏi này. Tuy nhiên, tính linh hoạt không cần thiết cứ phải tạo ra một số lợng lớn tác vụ. Điều quan trọng là thiết kế của ta không hạn chế số lợng có thể đợc tạo ra, khi đó độ lớn của từng tác vụ có thể đợc điều chỉnh bởi một thông số nhập vào khi chạy.