1 Hiện trạng hệ thống tổ chức quản lý môi trường KCN sau khi luật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghiệ thông tin phục vụ quản lý môi trường TP HCM (Trang 38 - 43)

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN

1.4.2.1 Hiện trạng hệ thống tổ chức quản lý môi trường KCN sau khi luật

năm 2005 có hiệu lực

Tổ chức hệ thống quản lý môi trường KCN Tây Bắc Củ Chi hiện đang được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách chính sau đây /[9]/:

− Cấp Trung ương: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (trực tiếp là Cục Bảo vệ môi trường) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp.

− Cấp tỉnh/thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (thanh tra, kiểm tra, giám sát, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp giấy phép xả thải, thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy nghiệm thu môi trường và nghiệm thu các công trình xử lý ô nhiễm, cấp phê quyệt đề án bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất, quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoạt động mà chưa có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

− Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ

môi truờng đối với các doanh nghiệp trong KCN theo tinh thần quyết định số 76/2002/QĐ –UB của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 02/07/2002 và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008. Kèm theo quyết định và nghị định này là qui chế về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các khu chế xuất – khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh (kiểm tra, thanh tra, giám sát các doanh nghiệp trong KCN, cấp xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN hoạt động mà chưa có Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

− Cấp quận/huyện: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Củ Chi cấp Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra, xác nhận việc hoàn thành các yêu cầu tại Bản Cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở

sản xuất trong Khu công nghiệp; cấp xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất, quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoạt động mà chưa có Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

− Cấp Chủ đầu tư hạ tầng KCN: hiện nay, các khu chế xuất và khu công nghiệp cũng đã thành lập bộ phận môi trường để thực hiện các nội được nêu tại Điểm 4, Điều 36, Luật bảo vệ môi trường (các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung phải thành lập bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường), cụ thể như sau:

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các Công ty, dự án đầu tư bên trong khu bao gồm kiểm tra việc đấu nối thoát nước đúng quy định, xả nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép vào hệ thống thu gom toàn khu; theo dõi việc xả khí thải, bụi thải ra môi trường ngoài; theo dõi việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của các doanh nghiệp và có hướng xử lý; định kỳ bộ phận bảo vệ môi trường xây dựng kế hoạch kiểm tra môi trường của doanh nghiệp trong khu, báo cáo Hepza; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Hepza đi kiểm tra và tổng hợp kết quả để báo cáo;

+ Xây dựng và quản lý trạm trung chuyển, phân loại rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp và chất thải nguy hại. Trong trường hợp không có khả năng xử lý thì phải ký hợp đồng với một đơn vị có chức năng để xử lý chất thải nguy hại đúng quy định;

+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung theo đúng yêu cầu, vận hành thường xuyên và có kế hoạch

định kỳ giám sát chất lượng nước thải sau xử lý, báo cáo cho các cơ quan chức năng;

+ Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường và Hepza;

+ Tiếp nhận thông tin và phối hợp với Hepza, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các doanh nghiệp trong khu;

+ Lập kế hoạch, lắp đặt trang thiết bị, dụng cụ phương tiện phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường có khả năng xảy ra trong Khu công nghiệp, KCX ảnh hưởng đến bên ngoài và ngược lại, đồng thời báo cáo Hepza biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có sự cố môi trường xảy ra.

− Cơ sở sản xuất: Về nguyên tắc thì mỗi cơ sở sản xuất phải có bộ phận quản lý môi trường chuyên trách, tuy nhiên trong thực tế rất ít có cơ sở có bộ phận quản lý môi trường chuyên trách mà thường là kiêm nhiệm từ các bộ phận khác và ít được chú trọng, thậm chí có cơ sở không có.

Ngoài ra, quản lý môi trường KCN còn có sự tham gia của một số cơ quan ban ngành khác (hạn chế và không quản lý trực tiếp).

v Quan hệ trong hệ thống tổ chức quản lý môi trường KCN

Cũng như các Khu công nghiệp tập trung khác, quan hệ trong hệ thống tổ chức hành chính quản lý KCN Tây Bắc Củ Chi được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau. Cụ thể:

− Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất trực tiếp quản lý môi trường KCN và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

− Cơ quan hữu quan khác có thể là Cục Bảo vệ Môi Trường – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Cảnh sát môi trường-Công an Tp.HCM, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Củ Chi,... thực hiện phối hợp kiểm tra môi trường cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Tp.HCM và Công ty chủ đầu tư KCN.

Trực tiếp quản lý và xử phạt hành chính Báo cáo Mơi Trường thường xuyên Báo cáo Mơi trường khơng thường xuyên Quan hệ dịch vụ mơi trường

Phối hợp thực hiện kiểm tra mơi trường

Sơ đồ Hình 1.7 thể hiện quan hệ trong hệ thống tổ chức hành chính quản lý KCN Tây Bắc Củ Chi như sau:

− Định kỳ 6 tháng/1 lần, các nhà máy và cả Chủ đầu tư KCN- KCX báo cáo kết quả quan trắc môi trường về cho cơ quan quản lý môi trường.

− Định kỳ 1 năm/1 lần, các nhà máy báo cáo tổng hợp các thông tin về hoạt động sản xuất, công tác quản lý môi trường theo các yêu cầu (mẫu báo cáo) về cho cơ quan quản lý môi trường.

Các công tác về hoạt động thường xuyên khác như giải quyết khiếu nại, nghiệm thu môi trường, xin ý kiến về mặt môi trường v.v... và trực tiếp quản lý, xử phạt hành chính giữa các nhà máy trong KCN và cơ quan quản lý môi trường thì vẫn diễn ra thường ngày.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào KCN. Ban Quản lý KCX – CN TP.HCM (HEPZA), các chủ đầu tư KCN và các nhà máy thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường bên trong hàng rào KCN. Các cơ quan hữu quan khác có vai trò phối hợp trong công tác kiểm tra môi trường KCN và tư vấn trong các quyết định về môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghiệ thông tin phục vụ quản lý môi trường TP HCM (Trang 38 - 43)