7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN
1.4. Hiện trạng hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường
1.4.1 Hiện trạng hoạt động sản xuất
Khu công nghiệp hiện đang có 42 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp trong đó có 39 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với các ngành nghề chủ yếu sau: công nghiệp cơ khí, lắp ráp điện tử, may, dệt, nhựa, cao su, nhôm, sành sứ, thủy tinh, gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, thiết bị trang trí nội thất, dược, mỹ phẩm, chế biến lương thực, thực phẩm….còn lại 03 dự án chưa đi vào hoạt động (Công ty TNHH phát triển HUNG HWA, Công ty TNHH SX-TM H.A, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu IMEXCO).
Hiện trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động tại KCN được thể hiển rõ ở bảng tổng hợp phần phụ lục
1.4.2 Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường của KCN Tây Bắc Củ Chi
1.4.2.1 Hiện trạng hệ thống tổ chức quản lý môi trường KCN sau khi luật BVMT năm 2005 có hiệu lực năm 2005 có hiệu lực
Tổ chức hệ thống quản lý môi trường KCN Tây Bắc Củ Chi hiện đang được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách chính sau đây /[9]/:
− Cấp Trung ương: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (trực tiếp là Cục Bảo vệ môi trường) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp.
− Cấp tỉnh/thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (thanh tra, kiểm tra, giám sát, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp giấy phép xả thải, thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy nghiệm thu môi trường và nghiệm thu các công trình xử lý ô nhiễm, cấp phê quyệt đề án bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất, quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoạt động mà chưa có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
− Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ
môi truờng đối với các doanh nghiệp trong KCN theo tinh thần quyết định số 76/2002/QĐ –UB của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 02/07/2002 và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008. Kèm theo quyết định và nghị định này là qui chế về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các khu chế xuất – khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh (kiểm tra, thanh tra, giám sát các doanh nghiệp trong KCN, cấp xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN hoạt động mà chưa có Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
− Cấp quận/huyện: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Củ Chi cấp Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra, xác nhận việc hoàn thành các yêu cầu tại Bản Cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở
sản xuất trong Khu công nghiệp; cấp xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất, quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoạt động mà chưa có Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
− Cấp Chủ đầu tư hạ tầng KCN: hiện nay, các khu chế xuất và khu công nghiệp cũng đã thành lập bộ phận môi trường để thực hiện các nội được nêu tại Điểm 4, Điều 36, Luật bảo vệ môi trường (các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung phải thành lập bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường), cụ thể như sau:
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các Công ty, dự án đầu tư bên trong khu bao gồm kiểm tra việc đấu nối thoát nước đúng quy định, xả nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép vào hệ thống thu gom toàn khu; theo dõi việc xả khí thải, bụi thải ra môi trường ngoài; theo dõi việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của các doanh nghiệp và có hướng xử lý; định kỳ bộ phận bảo vệ môi trường xây dựng kế hoạch kiểm tra môi trường của doanh nghiệp trong khu, báo cáo Hepza; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Hepza đi kiểm tra và tổng hợp kết quả để báo cáo;
+ Xây dựng và quản lý trạm trung chuyển, phân loại rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp và chất thải nguy hại. Trong trường hợp không có khả năng xử lý thì phải ký hợp đồng với một đơn vị có chức năng để xử lý chất thải nguy hại đúng quy định;
+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung theo đúng yêu cầu, vận hành thường xuyên và có kế hoạch
định kỳ giám sát chất lượng nước thải sau xử lý, báo cáo cho các cơ quan chức năng;
+ Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường và Hepza;
+ Tiếp nhận thông tin và phối hợp với Hepza, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các doanh nghiệp trong khu;
+ Lập kế hoạch, lắp đặt trang thiết bị, dụng cụ phương tiện phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường có khả năng xảy ra trong Khu công nghiệp, KCX ảnh hưởng đến bên ngoài và ngược lại, đồng thời báo cáo Hepza biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có sự cố môi trường xảy ra.
− Cơ sở sản xuất: Về nguyên tắc thì mỗi cơ sở sản xuất phải có bộ phận quản lý môi trường chuyên trách, tuy nhiên trong thực tế rất ít có cơ sở có bộ phận quản lý môi trường chuyên trách mà thường là kiêm nhiệm từ các bộ phận khác và ít được chú trọng, thậm chí có cơ sở không có.
Ngoài ra, quản lý môi trường KCN còn có sự tham gia của một số cơ quan ban ngành khác (hạn chế và không quản lý trực tiếp).
v Quan hệ trong hệ thống tổ chức quản lý môi trường KCN
Cũng như các Khu công nghiệp tập trung khác, quan hệ trong hệ thống tổ chức hành chính quản lý KCN Tây Bắc Củ Chi được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau. Cụ thể:
− Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất trực tiếp quản lý môi trường KCN và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
− Cơ quan hữu quan khác có thể là Cục Bảo vệ Môi Trường – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Cảnh sát môi trường-Công an Tp.HCM, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Củ Chi,... thực hiện phối hợp kiểm tra môi trường cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Tp.HCM và Công ty chủ đầu tư KCN.
Trực tiếp quản lý và xử phạt hành chính Báo cáo Mơi Trường thường xuyên Báo cáo Mơi trường khơng thường xuyên Quan hệ dịch vụ mơi trường
Phối hợp thực hiện kiểm tra mơi trường
Sơ đồ Hình 1.7 thể hiện quan hệ trong hệ thống tổ chức hành chính quản lý KCN Tây Bắc Củ Chi như sau:
− Định kỳ 6 tháng/1 lần, các nhà máy và cả Chủ đầu tư KCN- KCX báo cáo kết quả quan trắc môi trường về cho cơ quan quản lý môi trường.
− Định kỳ 1 năm/1 lần, các nhà máy báo cáo tổng hợp các thông tin về hoạt động sản xuất, công tác quản lý môi trường theo các yêu cầu (mẫu báo cáo) về cho cơ quan quản lý môi trường.
Các công tác về hoạt động thường xuyên khác như giải quyết khiếu nại, nghiệm thu môi trường, xin ý kiến về mặt môi trường v.v... và trực tiếp quản lý, xử phạt hành chính giữa các nhà máy trong KCN và cơ quan quản lý môi trường thì vẫn diễn ra thường ngày.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào KCN. Ban Quản lý KCX – CN TP.HCM (HEPZA), các chủ đầu tư KCN và các nhà máy thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường bên trong hàng rào KCN. Các cơ quan hữu quan khác có vai trò phối hợp trong công tác kiểm tra môi trường KCN và tư vấn trong các quyết định về môi trường.
1.4.2.2 Nội dung công tác quản lý môi trường
Sau khi luật Bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực cho đến nay thì nội dung công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nói chung và Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi nói riêng có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể bao gồm các công tác sau:
− Hướng dẫn, tiếp nhận, xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường cho các dự án đầu tư phù hợp với danh mục ngành nghề đăng ký của khu công nghiệp;
− Kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các yêu cầu tại nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường;
− Hướng dẫn, tiếp nhận, xem xét và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, giấy phép khai thác nước dưới đất và giấy phép xả thải cho các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN;
− Kiểm soát việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong khu công nghiệp. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại theo quy chế quản lý;
− Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN;
− Cấp phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động mà chưa có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
− Phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về bảo vệ môi trường tùy theo mức độ vi phạm của các cơ sở sản xuất;
− Thực hiện việc giám sát môi trường KCN trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và trong quá trình hoạt động của KCN;
− Phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra môi trường trong phạm vi quản lý theo yêu cầu;
− Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp gây ra.
1.4.2.3 Hiện trạng môi trường KCN
Các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động của Khu công nghiệp phụ thuộc vào hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường từ hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của các ngành sản xuất.
Nó bao gồm 3 vấn đề môi trường chính như sau:
a) Vấn đề về khí thải:
Ô nhiễm khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở công nghiệp trong Khu công nghiệp rất đa dạng tuỳ theo đặc điểm ngành nghề sản xuất, có thể phân chia theo các dạng sau:
− Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu.
− Khí thải phát sinh trong dây chuyền công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp
− Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải Các hơi khí độc và bụi thải nói trên ảnh hưởng trực tiếp đối với công nhân sản xuất trong các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn thải tương ứng. Ngoài các nguồn phát sinh khí thải nói trên, trong hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp còn nguồn khí thải do bụi mà nguyên nhân gây ô nhiễm chính là do xây dựng nhà xưởng, đường xá, các hoạt động giao thông vận tải. Đây là vấn đề cần được quan tâm và xử lý đúng mức ở các cơ sở sản xuất và Ban quản lý các Khu công nghiệp.
Về tình hình chung, đã có một số cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý khí thải phát sinh từ quá trình sử dụng nhiên liệu than đá, củi làm nhiên liệu đốt để hoạt động lò hơi cấp nhiệt cho quá trình sản xuất phương pháp chủ yếu là sử dụng cyclon lọc bụi, thiết bị hấp thụ với dung dịch hấp thụ là nước, NaOH (Công ty cao su Bến Thành, Công ty cổ phần Sài Gòn Kymdan, Công ty TNHH Nam Quang, Nhà máy bia Củ Chi, Công ty TNHH Shinih Việt Nam, còn lại hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng lò hơi (nhiên liệu đốt là dầu DO) để cấp nhiệt cho quá trình sản xuất đều chưa có hệ thống thu gom và xử lý khí thải phát sinh, chủ yếu thải trực tiếp qua ống khói, tuy nhiên mức độ ô nhiễm từ hoạt động lò hơi (sử dụng dầu DO) không ảnh hưởng lớn tới khu vực xung quanh.
Các đặc trưng nguồn khí thải trong KCN Tây Bắc Củ Chi
Khí thải do đốt nhiên liệu:
Rất nhiều nhà máy trong KCN sử dụng các loại nhiên liệu (dầu FO, DO, gas, than đá, củi…) làm nhiên liệu hoạt động lò hơi cấp nhiệt cho quá trình sản xuất và một phần cho hoạt động giao thông. Khi quá trình cháy không hoàn toàn do thiếu oxy chẳng hạn hoặc do trong khi cháy nhiệt độ ngọn lửa bị giảm thấp, một số nguyên tử Cacbon và Hydro không được cấp đủ năng lượng cần thiết để hình thành các gốc tự do và cho ra các sản phẩm cuối cùng trong ngọn lửa là CO2 và H2O. Như vậy có sự ngừng trệ các phản ứng cháy ở những giai đoạn cân bằng trung gian và dẫn đến các quá trình sau:
− Phát thải các nguyên tử C hoặc kết hợp các nguyên tử C lại với nhau thành muội, khói đen và bồ hóng -than chì.
− Kết hợp các nguyên tử C với Hydro để tạo thành các hydrocarbon nhẹ và nặng.
− Phát thải các hydrocarbon đã oxy hoá từng phần.
Khí thải phát sinh trên dây chuyền công nghệ sản xuất:
Tuỳ theo đặc điểm từng ngành nghề, các dạng khí thải này rất khác nhau. Các khí này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân làm việc trong nhà máy nếu không được xử lý thích hợp.
Khí thải phát sinh từ một số ngành sản xuất ở KCN Tây Bắc Củ Chi: v Chế biến gỗ, đồ trang trí nội thất:
Khí thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sau:
− Bụi từ công đoạn cắt, bào, chà nhám bề mặt gỗ;
− Bụi, hơi dung môi phát sinh từ công đoạn sơn sản phẩm;
− Bụi từ công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu ra vào nhà máy. v Ngành dệt may:
− Bụi từ công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu ra vào nhà máy;
− Bụi từ công đoạn cắt, may vải;
− Bụi, khí thải từ hoạt động của lò hơi (sử dụng than đá, dầu DO, dầu FO làm nhiên liệu đốt);
− Bụi, khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng (sử dụng