0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Áp dụng hiệu quả các công cụ pháp lý

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ MÔ HÌNH TOÀN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LUK (Trang 66 -66 )

Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật được ban hành và ngày càng hoàn thiện là cơ sở pháp lý rất quan trọng trong bảo vệ môi trường.

Thực hiện tốt việc Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án mới đầu tư hoặc mở rộng thêm vào các KCN cũng là một trong những biện pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm qua việc dự báo các tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Tuy nhiên, trong thực tế công tác này chưa mang lại hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân. Các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm trong thực tế chưa được thực hiện một cách đầy đủ như trong báo cáo Đánh giá tác động

môi trường, chính vì vậy cần tăng cường công tác giám sát việc thực thi các cam kết và có biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ môi trường từ công tác này.

Tiến hành thu thuế, xử phạt đối với các nhà máy thải ra chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Có chính sách khuyến khích đối với các nhà máy áp dụng các công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường…

4.4. Hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại khu vực xung quanh nhà máy Luks

Chất lượng không khí thường thay đổi nhanh theo thời gian, để theo dõi thường xuyên và kịp thời phát hiện rủi ro ô nhiễm môi trường không khí, cần gấp rút hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại khu vực nghiên cứu.

Hiện tại, số liệu quan trắc môi trường không khí ở TT Huế chưa liên tục, đồng bộ và biến động lớn theo thời gian và không gian nên kết quả không ổn định. Để kiểm soát, tiến tới dự báo chất lượng môi trường không khí tại TT Huế, cần thiết phải thiết lập mạng lưới giám sát môi trường với sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị có liên quan. Từ những đánh giá cụ thể trong chương tổng quan về hiện trạng hệ thống quan trắc môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu, tác giả đề xuất các vấn đề sau nhằm nâng cao năng lực quan trắc tại khu vực:

- Các cơ quan, bộ phận có chức năng quan trắc cần thống nhất các hoạt động quan trắc quanh KCN Tứ Hạ nói chung và nhà máy Luks nói riêng về tần suất, thời gian, thông số, phương pháp, dụng cụ và cách xử lý số liệu quan trắc… nhằm thu được những số liệu quan trắc đồng bộ, đảm bảo cho việc đánh giá cũng như theo dõi diễn biến chất lượng không khí trên toàn khu vực.

- Trong tương lai, khi mạng lưới quan trắc quốc gia và địa phương mở rộng, cần có trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí cố định tự động đặt tại những khu vực nhạy cảm về môi trường không khí nhằm kiểm soát và giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất của nhà máy.

- Từng bước nâng cấp và phát triển hoàn thiện hơn về năng lực quan trắc nhằm nâng cao tính chủ động trong việc giám sát chất lượng môi trường. Phương hướng và kế hoạch quan trắc trong tương lai của các vị trí quan trắc này cũng cần được gắn kết với công tác quan trắc môi trường của toàn mạng lưới quan trắc của tỉnh và quốc gia. Tăng cường nhân lực, vật lực, tập huấn cán bộ nhằm nâng cao kiến thức quan trắc, đặc biệt là tập huấn, hướng dẫn sử dụng khi nhập các thiết bị quan trắc mới, hiện đại.

- Tiếp tục củng cố và mở rộng phạm vi hoạt động các vị trí quan trắc định kỳ hiện có và tăng cường thêm một số vị trí quan trắc mới để bao quát được các thành phần môi trường hơn nữa.

- Các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy Luks hiện tại còn thưa, chủ yếu chỉ quan trắc tại 4 điểm cách nhà máy 100m về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc nên việc quan trắc chất lượng không khí chủ yếu để cung cấp dữ liệu môi trường nền của khu vực. Điều này không đảm bảo cho việc đánh giá và giám sát chất lượng không khí quanh khu vực nhà máy, cần tăng cường thêm vị trí quan trắc, cụ thể là:

+ Tiến hành quan trắc 8 điểm đo cách ống khói nhà máy ở những khoảng cách phù hợp, từ 100 ÷ 2.000m theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè.

+ Phải có ít nhất 2 điểm đo tại những điểm dân cư sinh sống ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài Luận văn “Ứng dụng hệ thống thông

tin địa lý (GIS) và mô hình toán đánh giá chất lượng không khí tại nhà máy xi măng

thuộc công ty hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam)” đã giải quyết được một số công

việc và mang lại những kết luận sau đây:

- Phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong phương pháp tiếp cận xây dựng các cơ sở dữ liệu môi trường và phương pháp mô hình hóa ô nhiễm không khí. Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này, từ những kết quả đạt được đó kết hợp với thực tế của công tác quản lý tại nhà máy xi măng Luks, tác giả đã cho thấy sự cần thiết phải ứng dụng một công cụ mô phỏng có cơ sở khoa học để hỗ trợ cho công tác quản lý hiệu quả hơn.

- Đã tích hợp được bản đồ khu vực nhà máy xi măng Luks từ ảnh vệ tinh cùng với các dữ liệu liên quan vào phần mềm ENVIMAP phiên bản 2008 tạo điều kiện cho việc giám sát môi trường không khí tại khu vực này được dễ dàng. Các kết quả liên quan được trình bày trong mục 3. 1.1 trong chương 3 của Luận văn.

- Nghiên cứu ứng dụng các mô hình phát tán ô nhiễm không khí cho nguồn điểm. Ba mô hình được đưa ra xem xét là mô hình ISC3, mô hình Berliand khoa học và mô hình Berliand kỹ thuật. Qua phân tích cho thấy mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Mô hình ISC3 đơn giải hơn trong cách dùng so với mô hình Berliand khoa học và mô hình Berliand kỹ thuật. Mô hình Berliand kỹ thuật cũng như Berliand khoa học đòi hỏi phải nghiên cứu bổ sung các hệ số khuếch tán rối đứng (k1) và hệ số khuếch tán rối ngang (k0) cũng như chỉ số n lưu ý tới sự phân tầng của khí quyển. Các kết quả liên quan được trình bày ở mục 3.2.1 trong chương 3 của Luận văn.

- Đã tiến hành kiểm chứng kết quả tính toán cho cả 3 mô hình toán được chọn nghiên cứu cho nguồn điểm trên số liệu đo đạc thực tế tại khu vực xung quanh nhà

máy xi măng Luks. Từ kết quả kiểm định cho phép kết luận mô hình Berliand khoa học cho sai số ít nhất và mang lại độ tin cậy cao thích hợp để tính toán quá trình lan truyền chất ô nhiễm không khí trong địa bàn nghiên cứu. Các kết quả liên quan được trình bày trong mục 3. 2.3 trong chương 3 của Luận văn.

- Dựa vào kết quả kiểm chứng, Luận văn đã áp dụng mô hình Berliand khoa học để tính toán theo các kịch bản mô phỏng về sự phát tán ô nhiễm không khí trên phạm vi khu vực xung quanh nhà máy xi măng Luks trong hiện tại và dự báo tương lai cho năm 2009, khi nhà máy đã đưa thêm dây chuyền mới đi vào hoạt động. Các kết luận liên quan được trình bày trong mục 3.4 trong chương 3 của Luận văn.

- Nhìn chung, các số liệu thu được từ kết quả tính toán theo các mô hình phát tán từ các nguồn thải của nhà máy Luks là nguốn số liệu bổ sung cho những điểm không có số liệu quan trắc thực tế, góp phần làm giàu nguồn số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như công tác đánh giá tác động môi trường.

- Trên cơ sở kết quả tính toán mô phỏng, Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp giúp cho việc quản lý chất lượng môi trường không khí trong khu vực nghiên cứu nói chung và TT Huế nói riêng theo hướng bền vững và hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị

Bên cạnh những hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ô nhiễm không khí cũng góp phần đáng kể trong cuộc đấu tranh để hạn chế mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại TT Huế. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, đồng thời có một số hạn chế trong việc thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài, tác giả chỉ dừng lại ở việc lựa chọn mô hình phù hợp và đánh giá chất lượng không khí xung quanh nhà máy xi măng Luks. Sau đây là một số kiến nghị đối với các nghiên cứu tiếp theo cần được tiến hành:

- Tiếp tục nghiên cứu và thu thập thông tin một cách đầy đủ về các cơ sở sản xuất, KCN với sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan, đặc biệt là dữ liệu về quan trắc các ống khói thường xuyên tại thời điểm kiểm chứng mô hình nhằm nâng cao độ

chính xác trong tính toán, mô phỏng chất lượng không khí do hoạt động công nghiệp; đồng thời giúp xây dựng bản đồ ô nhiễm và so sánh được diễn biến chất lượng môi trường trong kết quả tính toán.

- Mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên toàn khu vực để xây dựng được bức tranh về chất lượng không khí trên toàn vùng.

- Tiếp tục nghiên cứu và dự báo chất lượng không khí trong tương lai gần nhằm định hướng cho việc quản lý chất lượng môi trường không khí được hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam) - (1997), Báo cáo đánh giá tác động

môi trường mỏđá vôi Văn Xá, Hà Nội.

2. Công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam) - (1997), Báo cáo đánh giá tác động

môi trường Nhà máy xi măng LUVAXI Thừa Thiên Huế, Hà Nội.

3. Công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam) - (2006), Báo cáo đánh giá tác động

môi trường sơ bộ hệ thống băng tải đá vôi từ mỏ Văn Xá về Nhà máy, Huế.

4. Công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam) - (2005), Phục hồi và tái tạo cảnh

quan khu mỏđá vôi Văn Xá Thừa Thiên Huế, Huế.

5. Công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam), Báo cáo quan trắc định kỳ chất

lượng môi trường khu vực nhà máy xi măng Luks(Chuỗi số liệu từ năm 2003 -

2005), lưu trữ tại Bộ phận ISO, công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam). 6. Công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam) - (2007), Báo cáo đánh giá tác động

môi trường dự án mở rộng nhà máy xi măng luks công suất 1.500 tấn

clanhke/ngày, Huế.

7. Công ty Hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam), Báo cáo quan trắc định kỳ chất

lượng môi trường khu vực nhà máy xi măng Luks 6/2007, Huế.

8. Công ty Tư vấn Xây dựng công trình VLXD, Bộ Xây dựng (2004), Thuyết minh

chung: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng nhà máy LUKSVAXI, Hà Nội.

9. Công ty Tư vấn Xây dựng công trình VLXD, Bộ Xây dựng (2006), Thuyết minh

chung: Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 4 nhà máy xi măng Luks, Hà Nội.

10. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Huế. 11. Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (2004), Báo cáo Hội thảo “Duy trì

12.Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (2008), Báo cáo Hội thảo “Duy trì

và nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam lần thứ hai”, Hà Nội.

13.Sở KH&CN Thừa Thiên Huế (2004), Đặc điểm khí hậu thuỷ văn Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hoá, Huế.

14.Tiêu chuẩn Việt Nam (2005), nước và không khí.

15.UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế - phần tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16.UBND xã Hương Văn, Hương Vân, TT Tứ Hạ (2006), Báo cáo tình hình kinh tế

- xã hội năm 2006, TT Huế.

17. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm môi trường không khí và xử lý khí thải - Tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 19. Lê Thị Quỳnh Hà, Huỳnh Thị Thanh Kiều, Lưu Minh Tùng, Bùi Tá Long,

2006. Mô hình toán – tin giám sát chất lượng không khí – lấy nhà máy xi măng

Hà Tiên làm ví dụ nghiên cứu, Tuyển tập Báo cáo hội thảo lần thứ nhất “Tin học

môi trường và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực”, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM, trang 99 – 111.

20.Bùi Tá Long (2006), Hệ thống thông tin môi trường, Nxb Đại học Quốc gia, Tp HCM. 21.Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Trịnh Thị Thanh Duyên (2004), Ứng dụng tin

học môi trường phân tích ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Hòa Khánh - Tp.

Đà Nẵng, Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 11 (527)-2004, trang 12 – 24.

22.Bùi Tá Long, Lê Thị Út Trinh (2007), Xây dựng công cụ tích hợp đánh giá ô

nhiễm không khí từ các nguồn điểm tại các khu công nghiệp, Tạp chí Khí tượng

Thủy văn 9, 2007- số 561, trang 21-27.

23.Lê Đình Quang, Vương Quốc Cường (1998), Xác định độ nhám Z0 và chỉ số luỹ

thừa m trong công thức biến đổi gió theo qui luật luỹ thừa tại trạm Hoài Đức

24.Lê Đình Quang, Phạm Ngọc Hồ (2001), Giáo trình cơ sở lớp biên khí quyển và

mô hình hóa bài toán lan truyền bụi, Khoa Môi trường, Đại Học Khoa Học Tự

Nhiên Hà Nội.

25.Tô Khoa Trường (2006), Ứng dụng mô hình ISCST2 để tính toán phát tán khí

thải Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 600MW, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi

trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, Tp HCM.

Tiếng Anh

26.Noel De Nevers (1995), Air pollution control engineering, McGraw-hill, 506 pp. 27.Seifeld. J.H., Spyros N.P., (1998), Atmospheric chemistry and physics. From Air

pollution to climate change, John wiley and sons, inc. 1326 pp.

28.User's guide for the industrial source complex (ISC3) dispersion models.

Volume I - User instructions.

Tiếng Nga 29.Берлянд M.E (1975), Coвpeменные проблемы aтмосферной диффузии и загрязнения aтмосфeры. - Гидрометеоиздат, 436 с. 30.Берлянд M.E.(1985), Прогноз и регулирование загрязнения атмосферы, - Гидрометеоиздат, 272 c. Website, Internet: 31. www,earth,google,com. 32.http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/pn2_9_9_04.htm 33.http://trangtinvietnam.com/?act=view&code=post&pid=1&cid=1&id=13396

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

Chương 1: TỔNG QUAN ... 6

1.1. Mô hình phát tán ô nhiễm không khí cho nguồn điểm... 6

1.2. Tích hợp mô hình phát tán ô nhiễm không khí với GIS ... 18

1.3. Phần mềm ENIVIMAP cho nguồn điểm ... 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...27

2.1. Tổng quan về nhà máy xi măng Luks... 27

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về nhà máy xi măng Luks... 27

2.1.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất và các công đoạn gây ô nhiễm môi trường của nhà máy xi măng Luks... 28

2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ... 31

2.2.1. Điều kiện tự nhiên ... 31

2.2.2. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ... 34

2.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội ... 35

2.3.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế... 35

2.3.2. Dân số và lao động ... 35

2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng... 36

2.3.4. Quy hoạch các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp... 36

2.4. Hiện trạng môi trường khu vực xung quanh nhà máy... 36

2.4.1. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn ... 37

2.4.2. Hiện trạng môi trường nước ... 38

2.4.3. Môi trường đất... 40

2.5. Hiện trạng hệ thống quan trắc môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu. 40 2.6. Phương pháp nghiên cứu đề tài ... 42

2.6.1. Phương pháp khảo sát thực địa ... 42

2.6.2. Phương pháp tổng hợp tài liệu ... 43

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ MÔ HÌNH TOÀN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LUK (Trang 66 -66 )

×