Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và mô hình toàn đánh giá chất lượng không khí tại nhà máy xi măng LUK (Trang 35)

Theo báo cáo của các xã và thị trấn Tứ Hạ năm 2006, hiện nay trên khu vực có khoảng 23.575 người, mật độ trung bình 277,5 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (200 người/km2) và huyện Hương Trà (223 người/km2

). Phân bố dân cư trên khu vực không đều tập trung ở khu vực thị trấn Tứ Hạ với mật độ lên đến 876 người/km2, còn ở xã Hương Vân mật độ chỉ 112,24 người/km2

.

Xung quanh nhà máy xi măng Luks trong vòng bán kính 2 km có 4 khu dân cư chính là thôn Sơn Công, Long Khê xã Hương Vân, thôn Văn Xá Tây xã Hương Văn, khu 3 khu 4 thuộc thị trấn Tứ Hạ. Đặc biệt là có khoảng 100 hộ dân thuộc thôn

Sơn Công xã Hương Vân nằm gần nhà máy về phía Tây và Tây Nam. Theo kết quả điều tra thì khu vực này vào mùa hè thường xuất hiện một số bệnh viêm nhiễm theo đường hô hấp như: cảm sốt, ho ở trẻ. Ngoài nhà máy xi măng Luks khu vực này còn tập trung nhiều nhà máy chế biến khai thác vật liệu xây dựng khác, vì vậy môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm cục bộ (chủ yếu là hàm lượng bụi) ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

2.3.3. Cơ s vt cht k thut, cơ s h tng

Là trung tâm văn hoá, chính trị của huyện Hương Trà và cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế - thị trấn Tứ Hạ đã và đang thực hiện nhiều dự án chỉnh trang cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn xã đã có 98,7% số hộ dùng điện và đã vận động được 250/1700 hộ sử dụng nước sạch, chiếm 14,7% tổng số hộ trên toàn xã.

Là xã có diện tích lớn nhất trong 3 xã, trong những năm qua Hương Vân được đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng: nhà, đường thôn Lại Bằng, lưới điện và trường mẫu giáo thôn Lai Thành, nhà, đường thôn Long Khê, bê tông kênh mương,... với tổng số vốn lên đến 2,441 tỷ đồng.

2.3.4. Quy hoch các khu công nghip và tiu th công nghip

Khu vực nhà máy nằm trong khu quy hoạch phát triển công nghiệp Tứ Hạ thuộc danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập đến năm 2015 theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020.

2.4. Hiện trạng môi trường khu vực xung quanh nhà máy

Để đánh giá chất lượng môi trường trong khu vực nghiên cứu, tác giả thực hiện Luận văn này đã kế thừa kết quả giám sát môi trường định kỳ của nhà máy do Viện Tài nguyên, môi trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế tiến hành quan trắc trong 6 tháng đầu năm 2008, đồng thời tác giả cũng đã kếp hợp kế thừa những cơ sở dữ liệu từ bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy được lập trong năm 2007 [], [].

2.4.1. Hin trng môi trường không khí và tiếng n

Theo kết quả quan trắc và phân tích chất luợng môi trường không khí tại 12 điểm đo đạc được chỉ ra trên sơ đồ 2.3 cho thấy:

- Bụi: theo kết quả quan trắc tại hiện trường đã cho thấy hầu hết các điểm quan trắc (trừ điểm K2 và K9) đều có nồng độ bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 2005) từ 1 đến 2,5 lần. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là lượng bụi phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy, song cũng cần phải kể đến một lượng bụi phát sinh từ hoạt động giao thông. Vì đây là khu vực tập trung nhiều nhà máy công nghiệp với đặc thù khai thác, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng nên lượng xe, máy có tải trọng lớn qua lại nhiều.

- Tiếng ồn: Việc quan trắc tiếng ồn xung quanh được thực hiện trong khoảng thời gian từ 7h đến 18 giờ, theo TCVN 5949-1995 qui định mức âm tối đa cho phép là 75 dB. Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các điểm quan trắc đều có giá trị thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Trong thời gian tiến hành quan trắc chất lượng môi trường, băng tải đá vôi của nhà máy chưa hoạt động nên độ ồn tương đối thấp.

- Các khí độc:Môi trường không khí xung quanh nhà máy xi măng Luks bị ảnh hưởng bởi khí thải từ nhà máy nên có nồng độ các khí độc khá cao. Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ khí SO2 vượt quá giới hạn cho phép (K6, K8, K9, K10) theo TCVN 5937-2005 trên 3 lần. Nguyên nhân có thể là do hiệu suất của quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch chưa cao, hay rò rỉ trong đường ống tuần hoàn khí. Mặt khác các vị trí này đo sát đường giao thông vì vậy nồng độ khá cao này có thêm nguyên nhân do khí thải từ các xe tải lớn, ô tô vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ nhà máy và các nhà máy khác trong khu vực. Nồng độ khí NH3 thoã mãn tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937-2005). Nồng độ các khí độc vượt quá giới hạn cho phép trong khu vực xung quanh nhà máy rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống xung quanh.

2.4.2. Hin trng môi trường nước

a. Chất lượng nguồn nước mặt: Theo kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt tại của 4 điểm trên các hồ như Hồ Cá I, hồ Thọ Sơn, hồ Khe Quang và trên sông Bồ ở các tài liệu [], [] cho thấy:

- Độ đục, pH, EC, DO, BOD5, NO3-, tổng Fe, F- của 4 điểm quan trắc đều thoả mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942-1995).

- Tại vị trí Hồ Cá I cách nhà máy 1,5 km về phía Đông Bắc có các chỉ tiêu SS, COD, NO2- vượt quá giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942-1995) nên không thích hợp cho việc sử dụng nước hồ này làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các giá trị này vẫn thoả mãn Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942-1995).

- Tại hồ Thọ Sơn, phía Tây Nam của nhà máy cách 3,5km, có giá trị COD vượt quá giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942- 1995). Các chỉ tiêu khác đều thoã mãn TCVN 5942-1995 (loại A) đảm bảo cho sinh hoạt của con người, cho sản xuất nông nghiệp và cho các hoạt động sống của động vật thuỷ sinh trong nước.

- Tại hồ Khe Quang, phía Tây Nam của nhà máy cách nhà máy 1,5km, là hồ có hiện tượng ô nhiễm cao nhất trong các vị trí quan trắc nước mặt. Các chỉ tiêu COD, NH4+, NO2- và Total Coliform đều vượt quá giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942-1995) nhưng vẫn còn nhỏ hơn giới hạn cho phép đối với Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942-1995).

b. Chất lượng nước ngầm: Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực trong nhà máy, nhà dân cư sống xung quanh nhà máy và khu vực mỏ đá vôi như sau:

- Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm trong khu vực xung quanh đều có chất lượng tốt, đảm bảo Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944-1995) dùng cho sinh hoạt.

- Giá trị Total Coliform của nước ở mỏ đá vôi và nước ngầm khu vực gần nhà máy vượt quá Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944-1995) nhiều lần. Nước ngầm ở hai vị trí này không phải được quan trắc ngay khi lấy nước khỏi lòng đất. Nước ở mỏ đá là nước đọng dạng hồ chứa nước lộ thiên. Khi khai thác mỏ đá vôi, nước được dồn về một phía tạo thành hồ chứa nước trong lòng mỏ, hồ này có nước thường xuyên và chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài. Nước ngầm nhà máy được khai thác dưới dạng nước giếng khoan, nước khoan lên khỏi mặt đất được chứa vào một hồ chứa nước lớn, sau đó mới phân phối cho các bộ phận khác cần sử dụng

nước trong nhà máy. Nước nằm trong hồ chứa một thời gian dài sẽ chịu tác động của môi trường bên ngoài làm tăng đáng kể hàm lượng Coliform trong nước.

Nước ngầm lấy từ giếng đào của người dân có chất lượng tốt, nước này có thể phục vụ tốt cho sinh hoạt của người dân và phục vụ cho thuỷ lợi.

2.4.3. Hin trng môi trường đất

Do nhà máy xi măng Luks hoạt động 24/24 và hoạt động liên tục hầu như cả năm nên lượng bụi do nhà máy thải ra trong mỗi ngày đêm là rất lớn. Lượng bụi này phát tán theo gió trong vòng bán kính hơn 1000m xung quanh nhà máy. Phần bụi này có hàm lượng phần lớn là bụi xi măng, có tính kiềm, rơi xuống đất theo trọng lực và tích tụ ở bề mặt làm cho lớp đất mặt dễ bị biến đổi tính chất.

Kết quả phân tích một số mẫu đất tại khu vực bên ngoài nhà máy, khu vực đất canh tác nông nghiệp của người dân cho thấy chất lượng đất ở khu vực xung quanh nhà máy có hàm lượng chất hữu cơ và N, P, K thấp và được xếp vào loại đất nghèo chất dinh dưỡng. Thực tế cho thấy điều này hoàn toàn phù hợp bởi vì đất ở khu vực nghiên cứu là đất cát pha.

2.5. Hiện trạng hệ thống quan trắc môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu

Hiện tại, trong khu vực xung quanh nhà máy xi măng Luks chưa có một hệ thống quan trắc tự động nào. Tất cả các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường thông thường chỉ diễn ra do có sự phản ánh của người dân địa phương hay do chính nhà máy xi măng Luks tự tổ chức hoặc hợp đồng với các cơ quan nghiên cứu tiến hành đo đạc định kỳ hàng năm.

Để đánh giá, điều chỉnh và giúp ban lãnh đạo công ty hữu hạn xi măng Luks (Việt Nam) có các quyết sách về công tác bảo vệ môi trường, bộ phận ISO trong công ty đã tiến hành giám sát, đo đạc các chỉ tiêu môi trường trong và xung quanh nhà máy theo định kỳ 3 tháng/lần, hợp đồng thuê các cơ quan bên ngoài giám sát theo định kỳ 6 tháng/lần.

v Các vị trí quan trắc chất lượng không khí trong và ngoài khu vực nhà máy xi măng Luks

- Đối với môi trường không khí bên trong hàng rào nhà máy:

+ Quan trắc tại các khu vực lò hơi, lò nung, nghiền nguyên liêu, các Silo đất sét, cao lanh, silo clanhke.

+ Quan trắc tại các khu vực hành chính tập trung một số chỉ tiêu như: nhiệt độ, bụi, khí độc, tiếng ồn.

- Đối với môi trường không khí xung quanh nhà máy: quan trắc 4 điểm đo cách nhà máy 100 mét theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

v Các thông số quan trắc

- Các thông số quan trắc môi trường vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, độ rung;

- Nồng độ bụi tổng cộng, tiếng ồn; - Hàm lượng khí độc: SO2, NO2, CO, H2S.

v Xử lý và lưu trữ số liệu

Số liệu được thu thập và lưu trữ định kỳ sau mỗi đợt khảo sát theo mẫu do chính nhà máy lập ra. Toàn bộ các thông số và phương pháp thu mẫu, phân tích đề theo đúng chuẩn của Việt Nam hiện hành nên dãy số liệu thu thập được có thể dùng làm chuẩn so sánh với các dãy số liệu khác. Tuy nhiên, hiện nay việc cập nhật, lưu trữ và tổng hợp số liệu tại nhà máy xi măng Luks vẫn mang tính thủ công, chưa đồng bộ và liên tục.

Đánh giá công tác quan trc, giám sát cht lượng không khí

Nhà máy xi măng Luks nói riêng và khu công nghiệp Tứ Hạ nói chung mặc dù đã đi vào hoạt động trên 10 năm nhưng hiện tại trong khu vực vẫn chưa có một hệ thống hay trạm quan trắc môi trường không khí tự động nào. Đây là một vấn đề còn bất cập của khu vực nghiên cứu nói chung và toàn tỉnh TT Huế nói riêng do những khó khăn về tài chính mang lại. Điều này đã gây nhiều trở ngại trong công tác quản lý môi trường không khí tại địa bàn khu vực cũng như còn thiếu nhiều cơ sở dữ liệu để cập nhật vào mạng lưới quan trắc quốc gia.

Việc chủ động tổ chức giám sát môi trường và quan trắc định kỳ của nhà máy xi măng Luks như đã trình bày ở trên cũng đã cho thấy ban lãnh đạo nhà máy phần nào cũng đã nhìn nhận được vai trò quan trọng trong việc giám sát bảo vệ môi trường. Nhìn

chung trình độ chuyên môn của đội ngủ quản lý môi trường trong nhà máy ngày càng được nâng cao thông qua các hoạt động thực tế cũng như qua các đợt tập huấn và trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên số lượng nhân lực hiện tại vẫn còn hạn chế (bộ phận ISO hiện tại chỉ có 4 người nhưng phải đảm trách toàn bộ hệ thống bảo vệ môi trường cũng như đảm nhận nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường định kỳ trong nhà máy).

Đối với các cơ quan tư vấn về môi trường mà nhà máy Luks đã hợp đồng đo đạc định kỳ, nhìn chung các cơ quan này đã có cơ sở vật chất tối thiểu và các thiết bị cơ bản để thực hiện đo đạc tại hiện trường và tại phòng thí nghiệm. Các thông số được chọn trong chương trình quan trắc định kỳ tại trong và ngoài khu vực xung quanh nhà máy là khá phù hợp và đặc trưng đối với từng vị trí quan trắc. Số lượng các vị trí quan trắc cũng như tần suất tiến hành quan trắc định kỳ hiện nay so với địa bàn tương đối rộng lớn của khu vực là còn quá ít và quá mỏng. Đối với khu vực bên ngoài nhà máy cần mở rộng các vị trí quan trắc hơn và cần có sự cân nhắc lựa chọn hợp lý các vị trí, vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần kiến nghị các vị trí quan trắc trong các chương tiếp theo của Luận văn.

Do chưa có trạm quan trắc tự động cũng như những hạn chế về nhân lực và vật lực nên việc quan trắc môi trường chưa thể tiến hành liên tục. Tần suất quan trắc càng dày thì độ chính xác của việc đánh giá diễn biến chất lượng và ô nhiễm môi trường càng cao. Hiện tại tần suất quan trắc môi trường không khí và nước của nhà máy xi măng Luks là 3 tháng/lần, trong khi đó nhà máy hoạt động 3 ca/ngày và kéo dài hầu như suốt cả năm. So với điều kiện hiện nay thì tần suất quan trắc môi trường như vậy được xác định ở mức chấp nhận được, tuy nhiên vẫn còn quá thưa để có thể đánh giá một cách chính xác diễn biến của môi trường tại khu vực này.

2.6. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.6.1. Phương pháp kho sát thc địa

Nhằm thu thập thông tin cũng như những dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu với những công việc cụ thể như sau:

- Khảo sát, ghi nhận hình ảnh về hiện trạng khu vực trong và ngoài nhà máy Luks, ghi nhận những hình ảnh về phát thải khí của các ống khói trong nhà máy, khảo sát và xác định các điểm nhạy cảm.

- Xác định tọa độ vị trí của nhà máy, các ống khói và các điểm nhạy cảm bằng GPS. - Thu thập tài liệu, số liệu:

+ Số liệu quan trắc chất lượng không khí trong và ngoài khu vực nhà máy xi măng Luks tại bộ phận ISO (bộ phận quản lý môi trường) của nhà máy, cơ sở dữ liệu liên quan tại phòng Thông tin môi trường của Viện Tài nguyên, môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học Huế, Trung tâm Quan trắc dữ liệu bản đồ và Phòng môi trường thuộc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh TT Huế.

+ Số liệu khí tượng của trạm khí tượng Huế tại Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh TT Huế.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và mô hình toàn đánh giá chất lượng không khí tại nhà máy xi măng LUK (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)