- Các lĩnh vực hoạt động cần được quan tâm hơn về đánh giá tác động môi trường
2. Giải pháp quản lý môitrường nước
- Tích hợp các nhu cầu sử dụng nước vào 1 tổ chức: Lập kế hoạch phối hợp nhu cầu về nước giữa các đối tượng cần nước, nhằm quản lý phân phối nước một cách đầy đủ trong phạm vi nguồn lực cho phép. Khi dự đoán được tình hình hạn hán, nhà chức trách sẽ phối hợp tất cả những đối tượng sử dụng nước để cùng đối phó với tình trạng thiếu nước bằng cách điều chỉnh lại các nhu cầu sử dụng nước.
- Cần thành lập Ban quản lý lưu vực sông Cả (bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) để khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, đồng thời kiểm soát lũ trên sông.Tổ chức quản lý nước lưu vực sông Cả sẽ là một cơ quan độc lập đối với các đối tượng sử dụng nước nhằm quản lý chặt chẽ và phân phối nguồn nước một cách phù hợp trong từng khu vực và trong từng thời điểm khác nhau để tránh sự tiêu 13
dùng nước lãng phí.
- Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước với quản lý các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, rừng, khoáng sản, năng lượng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các lưu vực sông theo hướng bền vững.
- Đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Tổ chức, phân cấp giám sát định kỳ chất lượng nước thải theo các tiêu chuẩn Nhà nước tại các điểm đổ thải. Xử lý nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn Nhà nước về nước thải khi đổ ra môi trường.
- Kiểm tra định kỳ để theo dõi chất lượng nước trong toàn tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò khai thác và hành nghề khoan giếng khai thác nước dưới đất.
- Cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động có tác động trực tiếp đến nước dưới đất, nhất là các đô thị (nơi có các công trình ngầm, khoan đào vv…).
+ Khai thác nước dưới đất phục vụ cho đô thị và công nghiệp:
- Đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường khi thi công các công trình khai thác cũng như trong quá trình khai thác nước dưới đất.
- Xây dựng các quy định về đới bảo vệ vệ sinh các công trình khai thác nước dưới đất.
- Quản lý chặt về việc cấp phép hành nghề khoan khai thác nước dưới đất nhằm đảm bảo kỹ thuật và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Đưa ra các quy chế về bố trí các công trình dễ gây ô nhiễm cho nước dưới đất: như các công trình nước thải, các bãi rác thải, nghĩa trang vv…
- Xử phạt nghiêm khắc đôi với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước dưới đất.
+ Khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn và miền núi
- Nâng cao nhận thức về nhu cầu sử dụng nước sạch cho cộng đồng, tạo ra các nhu cầu giải quyết vấn đề cấp nước sạch ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Xây dựng mô hình cấp nước theo từng thôn, cụm dân cư với quy mô nhỏ nhưng có hiệu quả thiết thực.
- Thành lập các cơ sở dịch vụ tư vấn do Nhà nước đảm nhiệm để triển khai các mô hình cấp nước thử nghiệm.
- Trợ cấp vốn để hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án cấp nước nông thôn. - Xây dựng chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân hành nghề khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn và miền núi.
- Xây dựng các quy định về việc bố trí các cơ sở công nghiệp nông thôn (các làng nghề, chế biến lương thực, thực phẩm...) nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.